Subscribe Us

Trẻ em là gì? Cần làm gì để bảo vệ trẻ em?

    1. Khái niệm về trẻ em:

Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn."hiệp nước này được 192 của 194 nước thành viên phê duyệt. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Một số định nghĩa tiếng Anh của từ trẻ em bao gồm thai nhi. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinhtrưởng thành. Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ. (nguồn https://vi.wikipedia.org/)


Trẻ em là gì?


(ảnh nguồn tapchitoaan)


  1. Điều gì xảy ra nếu trẻ em có những hành động xấu:

“Nhân chi sơ, Tính bổn ( bản) thiện” như triết của Khổng từ ngày ấy, Đứa trẻ sinh ra sơ bản của nó là thiện dù là đâu hay hoàn cảnh nào khởi điểm vẫn bắt đầu bằng thiện. “Gần Mực thì đen, gần đèn thì sáng” đây là câu mà ông bà ta nói về hiện tượng sự việc bị/được ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài như con người, môi trường sống hay là tư tưởng được truyền đạt mỗi ngày ngấm ngầm vào người và tạo nên cái gọi là bản chất. Những đứa trẻ luôn được ví như tờ giấy trắng tinh tương không tì vết, nên việc tô vẻ hay làm bẩn lên những đứa trẻ được khắc họa rất rõ ràng vì chúng thể hiện cái nguyên bản mà chúng tiếp nhận.


    Từ lời nói, cử chỉ hành động đều bắt đầu từ suy nghĩ, tư tưởng mà chúng tiếp nhận ngày qua ngày thông qua cuộc sống đa chiều chung quanh chúng. Trẻ em có thể làm việc tốt có suy nghĩ lớn và ước mơ cao đẹp, ngược lại cũng sẽ có những đứa trẻ ích kỷ, hay ghen tị, tham lam và tự cao. Từ nhỏ những đứa trẻ đã có hành động xấu thì chúng sẽ luôn là thành phần mà xã hội phân biệt kỳ thị, kèm theo rất nhiều hệ lụy tư tưởng kéo chúng xuống và rời ra khỏi những khả năng tiềm ẩn chúng có thể làm.


    Luôn là kẻ thiếu thốn, là người ghen tị, thành phần thua thiệt và tính cách tham lam ích kỷ rồi điểm đen tối cuối cùng trong sâu thẳm của mỗi đứa trẻ trong giai đoạn đó là sự cô độc, điêu tàn trong công cuộc kiếm lấy sự chấp nhận và công nhận của xã hội mà chính bản thân cũng không thể chấp nhận bản thân nỗi.


Điều gì xảy ra nếu trẻ em có những hành động xấu


(ảnh nguồn tapchitoaan.vn)

  1. Làm gì để bảo vệ trẻ em?

Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ trẻ em? Có rất nhiều phương cách để bảo vệ những đứa trẻ, chính thế giới cũng thấy tầm quan trọng của những đứa trẻ nên bảo vệ chúng họ có cả bộ luật riêng để thực thi điều đó.Chính tại Việt Nam cũng có bộ luật riêng để bảo vệ trẻ em. Chúng ta không những bảo vệ thể xác mà hãy còn bảo vệ cả tâm hồn thậm chí là ước mơ khát vọng của trẻ em. Có quá nhiều điều chúng ta phải làm theo luật pháp nhà nước và quốc tế kèm theo đạo đức con người để có thể bảo vệ một đứa trẻ nhưng chúng ta cần lưu ý những điều trọng yếu sau. 

  • Thứ 1: Hãy dạy cho trẻ nhỏ điều phải và lẽ thật. Ngân hàng sẽ không dạy bạn nhận biết tiền giả đâu, nhưng họ sẽ cho bạn học biết thật rõ thật rành mạch về tờ tiền thật và khi gặp tiền giả bản sẽ biết đó không thuộc về tiền mà nhà nước phát hành. Những đứa trẻ biết điều phải nó sẽ nhạy cảm với những điều ngược lại và có hành động đúng như nó được dạy.

  • Thứ 2: Đừng xem trẻ em là giai cấp nhỏ tuổi bé hơn mà không cho chúng sự tôn trọng đúng đắn. Trẻ em khắc họa trực tiếp những gì mà bạn hành xử lên chúng. Hãy tử tế để chúng tử tế với bạn, đừng cáu gắt để rồi đưa trẻ hỗn hào lại rồi lại rơi vào vòng lặp tiêu cực ấy cả cuộc đời.

  • Thứ 3: Hãy động viên và răn dạy một cách rõ ràng. Dù là đúng hay sai thì trẻ em cũng đã trải nghiệm hành động đó và nhận được hậu quả/ kết quả tương ứng với điều đó. Đừng tiếc lời khen ngợi, hay một tiếng răn dạy để đó là bài học mà mà sau này tiến bộ để xử lý mọi vấn đề lớn hơn.

  • Thứ 4: Lời Cảm ơn và Xin lỗi. Hãy dạy trẻ em có trách nhiệm với những gì bản thân chúng làm ra hay nhận lấy của người khác hay cho người khác. Rất nhỏ bé ngắn gọn nhưng đây là đỉnh cao giản dị của sự tôn trọng mà chúng cần phải học. Bài học Trách nhiệm đầu tiên nhưng dùng đến cuối đời.


Làm gì để bảo vệ trẻ em?


(ảnh nguồn baoquocte.vn)


  1. Ảnh hưởng của trẻ em đến tương lai của xã hội: 


Trẻ ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều, có thể nói trẻ em là tương lai, nếu không có trẻ em thì sẽ không có tương lai, tôi khẳng định thế. Chúng ta thường dùng từ Xã Hội, vậy ai đang vận hành xã hội? Là con người, và người Trẻ luôn là nguồn năng lượng làm mới và tăng trưởng xã hội chúng ta đang sống mỗi một ngày. Một đứa trẻ có tầm nhìn bản lĩnh thì có thể lên làm lãnh đạo nhưng một xã hội đầy những đứa trẻ có bản lĩnh thì đó là tương lai của thế giới. Tương lai của Xã Hội nói riêng của nhân loại nói chung đều do trẻ em quyết định. Nếu nhà bạn có trẻ em thì là nhà bạn đang có một phần tương lai của Xã hội.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét