Subscribe Us

Những hoạt động diễn ra trong thời gian còn là sinh viên?

Sinh viên và quãng thời gian đại học luôn là những từ mang rất nhiều ý nghĩa. Đây là lúc chúng ta đã trưởng thành nhưng chưa va vấp quá nhiều, chưa phải chịu quá nhiều gánh nặng cơm áo gạo tiền. Đây cũng là quãng thời gian bạn được sống trọn vẹn nhất với thanh xuân, với tuổi trẻ. Bởi ‘’Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” như nhà thơ Xuân Diệu vẫn hay viết nên bạn đừng bỏ lỡ những hoạt động diễn ra trong thời gian còn là sinh viên dưới đây. 

Kỉ niệm sinh viên

https://thanhnien.vn

Sinh viên là gì

Quãng thời gian đi học của mỗi người đều có rất nhiều giai đoạn chuyển tiếp. Bạn dành 12 năm trên ghế nhà trường phổ thông miệt mài học tập với ước mơ lớn nhất là đỗ đại học. Lúc cầm trên tay tấm giấy báo trúng tuyển cũng là lúc bạn có thể tự hào mình là một tân sinh viên. “Sinh viên” - chỉ hai từ thôi mà mang đầy ý nghĩa, đó là ước mơ, là hoài bão và cả tương lai của bạn. 


Sinh Viên tốt nghiệp

https://ybox.vn

Sinh viên là từ chỉ người học ở bậc đại học hoặc ở những cơ sở đào tạo tương đương. Khi bạn là sinh viên, bạn lựa chọn học chuyên sâu và nghiên cứu đặc biệt về một lĩnh vực. Đây thường cũng là định hướng tương lai cho nghề nghiệp sau này của bạn. 

Chuyện học hành vẫn là trên hết

Tâm lý chung của những sĩ tử sau khi kết thúc kỳ thi đại học là phải xả hơi. Bạn có thể đi du lịch cùng bạn bè, xem những bộ phim yêu thích hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào mà bạn đã phải gác sang một bên trong thời gian ôn thi.

 

Sinh viên và học đường

https://kenhtuyensinh.vn

Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi bạn đã trải qua một quãng thời gian dài vất vả, căng thẳng và phải dồn hết mọi tâm huyết cho việc học. Tuy nhiên mong bạn hãy nhớ rằng đó chỉ là quãng nghỉ để tiếp tục chặng đường dài hơn sau này. 

Bạn hãy xác định vào đại học không phải để chơi, để thử nghiệm mà là để học. Dù đại học mà môi trường khác hẳn so với cấp 3 nhưng bản chất đây vẫn là nơi dành cho việc học và nghiên cứu. Thậm chí bạn còn phải tiếp thu một lượng kiến thức chuyên sâu cực kỳ nhiều và đòi hỏi sự tập trung, nghiêm túc ngay từ năm đầu tiên. Bạn hãy giữ tâm niệm cho mình rằng đại học không phải là học đại cho xong. 

Nói đến đây chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thật nhàm chán. Thế nhưng bạn cố gắng hết 12 năm để làm gì. Chắc hẳn không phải để mình trượt dài trong chuỗi ngày trốn học, nợ môn và thậm chí là bị đuổi học. Môi trường nào cũng có những yêu cầu riêng và sự học là việc cả đời. Chặng đường dài bạn phải đi còn rất nhiều thứ phải học hỏi, đại học chỉ là điểm khởi đầu của bạn. 

Đừng bỏ lỡ những cuộc thi hay chương trình nghiên cứu khoa học

Như đã nói ở trên, đại học là môi trường chuyên biệt của việc học. Thay vì bạn phải học hết tất cả mọi kiến thức từ khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa) đến khoa học xã hội (văn, sử, địa) thì giờ đây bạn chỉ tập trung nghiên cứu mọi vấn đề về chuyên ngành mà bạn chọn. Ví dụ bạn chọn chuyên ngành luật, bạn sẽ phải nghiên cứu về nhà nước, về chính trị và về hệ thống pháp luật (Việt Nam và quốc tế). 

Tuy nhiên việc học trên trường chỉ mang tính chất nền tảng và định hướng chung. Bạn nên tìm hiểu về các chương trình trao đổi sinh viên hoặc tham gia các cuộc thi về chuyên ngành để nâng cao kỹ năng và cả những kiến thức chuyên ngành mà bạn chưa từng được ở trên trường. Bởi mục tiêu cuối cùng sau khi học đại học cũng là thực chiến với môi trường công việc. Nếu bạn đang là sinh viên thì khả năng cọ xát thực tế không nhiều. Những cuộc thi giải case study hay xây dựng đề án sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về con đường tương lai sau này. Bạn biết được mình đang thiếu sót gì và cần bổ sung thêm những gì. Từ đó xây dựng những bộ kỹ năng chuyên biệt hơn cho công việc. 

Tùy theo tính chất của chuyên ngành hoặc trường đại học mà bạn có thể tham gia các chương trình khác nhau, ví dụ:

  • Nếu bạn là sinh viên khối ngành kinh tế, những chương trình sau là dành cho bạn: Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp CiC (Cuộc thi do ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh tổ chức dưới sự hỗ trở của Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ĐHQG-HCM); Cuộc thi Đổi mới và sáng tạo khởi nghiệp TP HCM (I-star), Chương trình Khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),...

  • Nếu bạn là sinh viên khối ngành kỹ thuật - công nghệ, bạn có thể cân nhắc tham dự những cuộc thi sau: Công nghệ trí tuệ Student Chie-Tech, “Sinh Viên Với Quyền Sở Hữu Trí Tuệ S&IP”, Robocon,...

  • Nếu bạn là sinh viên chuyên ngành thiết kế - kiến trúc, đừng ngần ngại mà tham gia ngay những cuộc thi sau nhé: 120 Hours: Cuộc thi thiết kế nhanh (được tổ chức bởi Trường Kiến trúc và Thiết kế Oslo), Fairy Tales: Cuộc thi kể chuyện kiến trúc (được tổ chức bởi sân chơi trực tuyến Blank Space tại New York), Architecture at Zero: Cuộc thi thiết kế không năng lượng (được tổ chức bởi Ủy ban Tiện ích Công cộng California (CPUC)),...  


Học tập cùng sinh viên

https://www.workingskills.net

Hơn nữa, tham gia vào các chương trình còn là cách để bạn mở rộng networking và trở nên năng động hơn. Bạn đừng xem thường điều này, những mối quan hệ được xây dựng từ thời sinh viên có thể khiến bạn trở nên khác biệt và nhiều lợi thế hơn hẳn trong suốt thời gian đi học và khi ra đường. 

Hoạt động ngoại khóa và các chương trình tình nguyện

Có thể bạn sẽ thấy nhàm chán khi bài viết cứ nhắc đến việc học và chỉ học thôi. Đúng là việc học cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khi bạn là sinh viên có nghĩa là bạn đã đủ 18 tuổi hoặc hơn. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã là người trưởng thành, bạn có thể sống cuộc đời tự do mà bạn muốn. Và hơn nữa bạn cũng nên thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội với tư cách là một công dân. 

Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội tình nguyện ở trang Ybox hoặc các trang web, fanpage về giới trẻ. Đừng xem thường hoạt động ngoại khóa. Đây là cơ hội để bạn học hỏi các kỹ năng sống mà môi trường học đường không thể mang lại cho bạn như kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng giao tiếp với nhóm yếu thế trong xã hội,... Đi nhiều cũng có nghĩa là bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và gặp gỡ thêm nhiều người, nhiều câu chuyện về cuộc sống. 


Thanh niên tình nguyện - sinh viên

http://doanthanhnien.vn

Làm thêm và trải nghiệm môi trường thực tế

Là sinh viên nghĩa là bạn sẽ ưu tiên việc học tập hơn là kiếm tiền. Tuy nhiên nếu có thể thì bạn hãy thử đi ra ngoài kia, làm việc và trải nghiệm những điều 12 năm học phổ thông mình chưa từng làm. Dưới đây là những lợi ích nếu bạn chọn đi làm và trải nghiệm xã hội từ sớm:


Sinh viên làm thêm

https://chefjob.vn

  • Thu nhập: Bạn không còn phải xin tiền bố mẹ. Điều quan trọng nhất là bạn xây dựng được thói quen quản lý tài chính cá nhân. Đây là thói quen nên được xây dựng từ sớm và duy trì.

  • Học cách cúi mình để ngẩng cao hơn: Khi ở nhà, bạn là con cưng của bố mẹ. Nhưng đi ra ngoài kia, dù bạn làm bất cứ nghề gì, bạn cũng là người cung cấp dịch vụ và khách hàng là người nuôi sống bạn. Môi trường làm việc sẽ dạy bạn sự nhẫn nại, khả năng quan sát và giao tiếp. 

  • Có cái nhìn chính xác hơn về lộ trình sự nghiệp: Khi bạn là sinh viên năm 3, năm 4 bạn nên bắt đầu lựa chọn công việc gần với chuyên ngành học. Đây là bước đệm tốt để ghi điểm cho nhà tuyển dụng sau này. 

Lời kết 

Mỗi chặng đường đời đều giúp bạn trưởng thành hơn với những trải nghiệm riêng. Mong rằng những lời khuyên phía trên sẽ giúp bạn sống hết mình với quãng thời gian sinh viên đầy ý nghĩa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét