Thời học sinh ai cũng từng sử dụng vở viết các loại. Vở không chỉ dùng để viết mà còn được những đứa trẻ tinh nghịch gấp thành máy bay, đoá hoa hoặc bất kỳ hình thù nào tùy theo sức sáng tạo. Tuy nhiên, để có cuốn vở đơn giản mà chúng ta dùng ngày hôm nay, lịch sử đã chứng kiến rất nhiều phát minh vĩ đại. Nền giáo dục hiện đại phải gửi lời cảm ơn đến những bộ óc thiên tài của quá khứ. Hãy cùng ngược dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sử ra đời và phát triển của vở viết nhé.
https://baobixanh.com.vn
Trước khi xuất hiện vở viết
Chữ viết được xem như một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Trước đây, con người chỉ lưu giữ lại những thông tin mà mình khám phá hoặc tiếp nhận thông qua các kí hiệu tượng hình đơn giản trên vách đá, lá cây. Đến khi nền văn minh Lưỡng Hà xuất hiện, người Sumer đã sử dụng đất sét nung để khắc kí tự hình nêm lên. Khoảng những năm 3.000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã sáng tạo ra những chất liệu khác nhau để viết lên như da, giấy da, vỏ cây, …Tuy nhiên, có một nguyên liệu khá giống với giấy dùng để sản xuất vở viết hiện nay là giấy cói (papyrus). Thân cây papyrus được ép lại và đan vào nhau để tạo thành giấy mỏng. Nguồn giấy này dần du nhập vào châu Âu. Điều này giải thích vì sao giấy tiếng Anh được gọi là “paper”.
https://thieunien.vn
Giấy ra đời
Tuy nhiên, sẽ rất khó để khẳng định chính xác giấy bắt nguồn từ đâu. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã phát minh ra giấy nhưng chưa thể dùng để viết. Đến thời Đông Hán, trên cơ sở giấy Tây Hán, năm 105, Sái Luân đã kết hợp các nguyên liệu khác như dây đay, vải rách và vỏ cây để chế tạo ra loại giấy có tên là Sài hầu.
https://www.thuphapdungpham.com
Với sự thịnh vượng của con đường tơ lụa, kỹ nghệ sản xuất giấy không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Trung Hoa. Từ thế kỷ 3, nghề làm giấy được truyền sang Triều Tiên và Việt Nam. Dần dần, công nghệ sản xuất giấy phát triển ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Nam Á hay Ả Rập.
https://kenh14.vn
Sự phát triển của công nghệ in ấn
Sự phát triển và tinh gọn của vở viết hiện nay có sự góp công rất lớn của công nghệ in ấn. Nghề in ra đời vào đời Tống. Tất Thăng - người được mệnh danh là ông tổ nghề in đã sử dụng keo đất để làm thành các phôi. Mỗi đẩu phôi sẽ được ông khắc chữ ngược rồi bỏ vào lò nung. Sau khi chữ đã được nung cứng lại sẽ thành các chữ rời. Người in sẽ xếp các chữ này thành một bảng, dùng khung ván bằng sắt, quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đẩy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt. Sau bước này, ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Tuy công nghệ in này cực kỳ sơ khai và thủ công nhưng đây là nền móng để công nghệ in vở hiện đại ngày nay phát triển.
https://thieunien.vn
Quy trình sản xuất vở in
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Nguyên liệu có quyết định trực tiếp đến chất lượng và giá thành vở sau này. Với giấy cao cấp, nguyên liệu được lựa chọn sẽ là gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi được khai thác sẽ được vận chuyển về nhà máy, tách vỏ, cắt lõi và nghiền nhỏ thành các dăm bào. Sau đó, các dăm bào này sẽ được tẩy rửa vệ sinh, trộn nước hoặc và phụ chất để sản xuất thành giấy. Bên cạnh đó, trên thị trường còn phân phối các loại vở có nguồn gốc từ giấy tái chế. Giấy sau khi được sử dụng sẽ được thu mua, tập trung về xưởng sản xuất, nghiền nhỏ, tẩy sạch mực in và trộn với nước, phụ chất để tạo thành hỗn hợp nguyên liệu.
Bước 2: Sản xuất giấy
Bột trắng được cho vào trong huyền phủ của bột giấy đồng thời cho thêm các dung dịch tráng phấn để cho lên bề mặt giấy. Huyền phủ giấy cùng các phụ gi sau khi được nghiền nhỏ sẽ được cho thêm các chất tạo sự kết dính. Sau khi đã hoàn tất bước này, giấy được sấy khô, làm nhẵn và tráng phủ để bền đẹp hơn.
Bước 3: Đóng cuộn giấy, xả cuộn giấy
Với những đơn vị sản xuất vở qua trung gian, họ chỉ nhập giấy về để sản xuất thành vở ghi. Giấy sau khi được sản xuất sẽ được đóng thành các loại cuộn giấy để vận chuyển. Những đơn vị sản xuất vở sẽ nhập các cuộn giấy này và sử dụng máy xả cuộn giấy để cắt thành các khổ giấy lớn.
Bước 4: Đóng tập, in bìa
Bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình sản xuất vở là đóng tập và in bìa. Mỗi loại vở sẽ có quy định về số trang nhất định. Khâu in bìa sẽ được thực hiện theo mẫu hoặc yêu cầu của khách.
Những điều thú vị về vở viết mà bạn chưa biết
Bi kịch của nhà phát minh ra giấy
Thái Luân là một hoạn quan của triều Hán. Nhờ phát minh lỗi lạc của mình, Thái Luân được vua phong tước quý tộc. Tuy nhiên, việc một hoạn quan bỗng chốc được cất nhắc đã trở thành cái gai trong mắt rất nhiều triều thần. Sau này, Thái Luân bị quan lại trong triều gây khó dễ và bị chính vua ghét bỏ. Không còn cách nào khác, công thần triều Hán đành chấp nhận số phận và uống thuốc độc tự vẫn.
https://baobixanh.com.vn
Giấy từng được sản xuất từ quần áo cũ
Ngày nay, ai cũng biết giấy được sản xuất từ gỗ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vào thế kỉ 19, thợ làm giấy phải dùng quần áo cũ để sản xuất giấy. Sau khi lượm lặt những bộ đồ không còn được mặc, thợ giấy sẽ làm sạch, đổ chất tẩy clo để làm mục nát và giã nhỏ. Sau đó, dùng máy ép để ép tay và phơi khô để tạo thành giấy thành phẩm.
Sau cách mạng công nghiệp, gỗ được phát hiện có thể dùng để sản xuất giấy. Bên cạnh đó, người ta còn thử nghiệm các thành phần gần gũi với thiên nhiên khác như rơm rạ hoặc giấy tái chế. Sự hỗ trợ của máy mài gỗ và máy xeo giấy giúp nâng hiệu quả sản xuất giấy và vở in khá lớn.
Lời kết
Nhằm phục vụ nhu cầu học tập, giao lưu thông tin, giấy in và vở viết ra đời khá sớm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau mỗi cuốn vở đơn giản ẩn chứa biết bao câu chuyện thăng trầm của quá khứ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về vở viết.
0 Nhận xét