Subscribe Us

Văn hóa giao thông là gì?

 

Văn hóa giao thông là gì

  1. Văn hóa giao thông là gì

Giao thông là khái niệm không xa lạ với mỗi chúng ta. Hiểu đơn giản thì giao thông là quá trình tham gia đi lại từ nơi này đến nơi khác của con người với sự hỗ trợ của các phương tiện cơ giới theo những quy tắc được pháp luật quy định. Nhắc đến văn hóa, người ta nghĩ ngay đến những biểu hiện khuôn mẫu và lối cư xử định hình nên đời sống của một cộng đồng, xã hội. Vậy văn hóa giao thông là cách thức ứng xử phù hợp với phong tục tập quán và pháp luật của mỗi chúng ta khi tham gia giao thông. 

Đứng trên từng phương diện riêng lẻ thì văn hóa giao thông có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ví dụ: 

  • Xét ở góc nhìn xã hội, văn hóa giao thông là ý thức của mọi người khi tham gia giao thông. Cụ thể là hành vi thực hiện và không thực hiện, cách thức ứng xử khi gặp các sự cố bất ngờ khi tham gia giao thông,...

  • Xét ở góc nhìn pháp luật, văn hóa giao thông là tập hợp những quy định về cách thức xử sự mà luật cho phép hoặc cấm các chủ thể trong xã hội khi tham gia giao thông.

  • Xét ở góc nhìn đạo đức, văn hóa giao thông là yêu cầu về tính chấp hành, tính tự giác với con người. Giả sử bạn là người thường xuyên phóng nhanh vượt ẩu, chen lấn làn đường người khác thì đánh giá tư cách đạo đức của bạn trong mắt người đi đường sẽ không cao. 

Văn hóa giao thông là gì

https://vietnamnet.vn

  1. Biểu hiện của văn hóa giao thông 

  1. Chấp hành các quy định pháp luật về giao thông

Không thể phủ nhận được là pháp luật nói chung và pháp luật giao thông nói riêng của nước ta còn nhiều bất cập. Tuy nhiên mục đích của pháp luật là để hướng con người vào khuôn khổ chung và đảm bảo rằng ai cũng có quyền được sống an toàn, bình đẳng. Vậy nên, người có văn hóa giao thông là người tôn trọng và biết chấp hành gương mẫu, tự giác Luật Giao thông đường bộ:

  • Tuân thủ hướng dẫn của đèn tín hiệu, biển báo giao thông: không vượt đèn đỏ, không đi vào những làn đường cấm, không chen lấn, bóp còi, đi ngược chiều,... 

  • Không uống rượu bia khi tham gia giao thông, chạy đúng tốc độ cho phép. 


Chấp hành các quy định pháp luật về giao thông

https://sogtvt.hanoi.gov.vn

  1. Đề cao tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Việc tham gia giao thông đồng nghĩa với việc bạn đang đặt mình vào một nhóm cộng đồng có đang cùng tham gia di chuyển. Sự hỗ trợ nhau là yếu tố giúp quá trình tham gia giao thông được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hơn nữa, trong những trường hợp xảy ra sự cố thì các xử sự mang tính cộng đồng sẽ giúp giải quyết tình huống nhanh chóng và tránh những thiệt hại đáng tiếc về người và của. Cụ thể người tham gia giao thông nên thực hiện những hành động sau:

  • Không chen lấn, tranh cãi thậm chí xô xát không đáng có. Việc bạn đi nhanh hơn một vài giây không quyết định nhiều đến quãng đường di chuyển của bạn. Ngược lại, nó có thể làm ách tắc cục bộ cả một quãng đường và chính bạn cũng chịu ảnh hưởng. 

  • Chủ động phối hợp với cảnh sát giao thông trong những tình huống cần thiết. Thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết để kịp thời ngăn chặn, xử lý. 

  • Không tham gia gây rối trật tự công cộng; tích cực vận động, tuyên truyền những người xung quanh tham gia giao thông an toàn, tự giác chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. 

  • Chủ động giúp đỡ trong trường hợp người khác khó khăn: ví dụ như đưa người già hoặc trẻ nhỏ qua đường. 


  1. Ý nghĩa của việc xây dựng và tuyên truyền văn hóa giao thông

  1. Với cá nhân

Chúng ta không thể dừng tham gia giao thông. Nhưng tham gia giao thông thế nào là cách mà chúng ta có thể quyết định. Tinh thần tham gia giao thông chủ động, tích cực sẽ tạo nên văn hóa giao thông tích cực cho công chúng. 

Ngoài ra, người có văn hóa giao thông sẽ thể hiện mình là người có học, lịch sự và được đánh giá cao trong xã hội. Bản chất con người luôn vươn lên và muốn được công nhận. Quá trình xây dựng văn hóa giao thông sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và cách ứng xử của mỗi con người, đặc biệt là lớp trẻ. Đây cũng là câu chuyện của giáo dục và định hướng từ nhà trường, xã hội. 


giao thông và trẻ em

https://mt.gov.vn


  1. Với cơ quan chính quyền

Xây dựng văn hóa giao thông là nhiệm vụ của các cấp chức năng. Một phần là thực hiện vai trò quản lý và điều tiết xã hội. Một phần là để đảm bảo những chế tài nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. 

Vai trò của cơ quan chính quyền trong việc xây dựng và truyền bá văn hóa giao thông rất quan trọng. Đây là đại diện cho sức mạnh của nhà nước và pháp luật, là kim chỉ nam để xã hội vận hành. 


Nữ giao thông dắt trẻ qua đường

https://tapchicongsan.org.vn

  1. Với xã hội 

Hãy thử tưởng tượng xã hội mà không có giao thông thì sẽ như thế nào. Mọi hoạt động sống, giao thương, buôn bán, vận chuyển đều bị ngưng trệ. Vậy nên không có gì quá khi cho rằng giao thông là huyết mạch của quốc gia và quốc tế. Vậy nên xây dựng và truyền bá văn hóa giao thông có vai trò rất quan trọng với xã hội. 

Văn hóa giao thông giúp xã hội giảm thiểu đi những mất mát do tai nạn giao thông gây ra, giúp người với người sống có tình nghĩa và tôn trọng nhau hơn. Đây cũng là thước đo để đánh giá mức độ phát triển và hiệu quả pháp luật của cộng đồng hay quốc gia đó. Rõ ràng một quốc gia phát triển, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân cao sẽ là quốc gia đáng sống và nhận được ánh nhìn thiện cảm hơn từ bạn bè quốc tế. 

Bên cạnh đó, văn hóa giao thông cũng có tác động to lớn đến cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị của từng khu vực và quốc gia. Ví dụ ý thức tham gia giao thông tốt, tuân thủ đúng các quy định pháp luật thì sẽ không có hiện tượng xe quá trọng tải vẫn lưu thông phi pháp. Như vậy sẽ giảm sức nặng tới hệ thống đường sá và phân bổ nguồn lực cảnh sát giao thông để giám sát và xử phạt. 

  1. Làm thế nào để xây dựng văn hóa giao thông

  1. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

Chúng ta ai cũng biết nếu phạm luật thì sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên pháp luật cũng nên có những quy định mang tính định hướng hoặc khuyến khích, trao thưởng cho các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực với văn hóa giao thông. 

Ngoài ra không chỉ nên tiếp cận từ góc nhìn của người tham gia giao thông. Cơ quan thi hành công vụ cũng là một trong những chủ thể rất quan trọng tác động tới khả năng thực thi của văn hóa giao thông. Hãy nói không với văn hóa “phong bì” ngay từ bây giờ để cái nhìn về lực lượng cảnh sát và ý thức chấp hành của người dân được tích cực hơn. Dù là chủ thể nào thì tinh thần thượng tôn pháp luật cũng là yếu tố tiên quyết. 


Làm thế nào để xây dựng văn hóa giao thông

https://nhadatbinhduong365.com

  1. Hãy bắt đầu từ giới trẻ

Giáo dục là kim chỉ nam cho sự phát triển của mọi xã hội. Và không có đối tượng nào dễ dàng tiếp thu các tư tưởng giáo dục tiến bộ hơn là giới trẻ. Vậy nên các chương trình giao thông học đường luôn nhận được những phản hồi rất tích cực. Là người trẻ, mầm non tương lai của đất nước, bạn sẽ không thể trở thành người có ích cho xã hội hay công dân toàn cầu nếu chưa “tử tế” ngay trong chính hoạt động thường ngày như tham gia giao thông. 


Văn hóa giao thông và giới trẻ

https://mt.gov.vn


Văn hóa giao thông là khái niệm không còn lạ lẫm gì nhưng để thực hiện thì hoàn toàn không dễ dàng. Sự hoàn thiện của văn hóa giao thông cần có sự chung tay của mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội với tinh thần thiện chí, tích cực và thượng tôn pháp luật. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét