Subscribe Us

Thế nào là tình thương yêu?

 Thế nào là tình thương yêu

Có những thứ trên đời này rất rõ ràng: đồ vật, tiền bạc, hợp đồng,... Nhưng có những thứ trừu tượng và vô hình đến mức ngàn năm nay nhân loại vẫn bất lực trong những tranh cãi không hồi kết và luôn phải đi tìm một sự thống nhất chung trong cách hiểu và cách thực hiện. Tình thương yêu là tổng hợp của hai thứ này. Khi bạn nhận được một hành động quan tâm hữu hình thì bạn lập tức cho nói là tình thương yêu. Nhưng nếu ai đó hỏi định nghĩa của tình thương yêu trong bạn là gì thì bạn lại rất lúng túng khi đưa ra câu trả lời. Liệu tình thương yêu có phải chỉ là những lời nói âu yếm và những hành động quan tâm. Hy vọng một phần nào đó bạn sẽ tìm được lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 

  1. Vì sao cần tình thương yêu 

Nếu bạn từng tìm hiểu hoặc biết về tháp nhu cầu của Maslow thì có thể thấy rằng tình cảm thuộc tầng thứ 3 và thứ 4 trong tháp. Nghĩa là sau nhu cầu sinh tồn căn bản và nhu cầu an toàn thì tình yêu thương và nhu cầu được kính mến là nhu cầu cực kỳ thiết yếu với con người. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao được thương yêu lại là là một trong những thứ con người suốt đời mưu cầu. Điều này có thể được giải thích tùy theo từng người và tùy hoàn cảnh. 


Tháp Nhu Cầu

https://vi.wikipedia.org


Đầu tiên, cuộc sống luôn đầy rẫy những điều bất công, nghịch cảnh, khó khăn. Đã bao giờ bạn cảm thấy thật mệt mỏi, bạn muốn buông tay và không còn tha thiết gì với đời nữa. Thế nhưng chỉ một nụ cười, một nói lời động viên hay một cái vỗ vai khích lệ, bạn lại cảm thấy có thêm năng lượng để bước tiếp. Vốn dĩ con người, dù có là những người cực kỳ thành công và nổi tiếng, cũng sẽ có những phút giây yếu lòng và những ngày chìm sâu trong sự tuyệt vọng. Họ đâu cần gì ngoại trừ tình thương và sự giúp đỡ về cả tinh thần lẫn vật chất tùy hoàn cảnh từ người khác. 

Hơn nữa, tình thương là thứ đem đến cho người ta niềm tin để sống. Giữa cái xã hội bon chen, nhiều đấu đá và tranh giành này, hạt giống yêu thương giúp ta có thêm sự tin tưởng vào mối quan hệ giữa người với người. Ta tin rằng trên đời còn nhiều thứ tốt đẹp và nỗ lực để sống đẹp hơn từng ngày. Sống mà không có niềm tin thì thật là “sống hoài, sống phí”. Chắc hẳn bạn từng đọc được câu nói sau của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm thế nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời.

Và nếu không xét riêng từng cá nhân mà nhìn bức tranh toàn cảnh của xã hội. Một xã hội nơi mà người ta sống với nhau bằng trái tim biết thấu cảm là xã hội dễ sống và đáng sống. 

  1. Tình thương yêu là sự quan tâm 

Có nhiều biểu hiện của tình yêu thương. Tuy nhiên quan tâm là biểu hiện đầu tiên đáng để kể đến và cũng là thứ dễ nhận thấy. Quan tâm là sự để ý, chăm sóc với những người ta thương yêu và cả những người khác. Quan tâm có thể bằng lời nói (hỏi han, thăm hỏi) hoặc bằng hành động (nấu một bữa ăn ngon cho người thân, mua thuốc cho bạn bè lúc ốm, ....). Tuy nhiên với nhiều người, quan tâm có thể là sự không lời nói (để họ yên tĩnh những lúc họ cần một mình) hoặc không hành động (ngừng áp đặt họ làm những thứ họ không thích). 


Thương yêu là sự quan tâm

https://wikivui.com



Rõ ràng biểu hiện của sự quan tâm là rất đa dạng. Nhưng tựu chung lại đó đều là đặt tâm hồn và sẵn sàng thực hiện những điều trái tim và lý trí bạn mách bảo để làm cho đối tượng được quan tâm tốt hơn. Đã bao lâu rồi bạn không nói chuyện với bạn đời, bao lâu rồi bạn không hỏi han con cái. Đứa bạn thân lâu năm của bạn có còn làm ở công ty cũ? Quan tâm người mình thương yêu chưa bao giờ là muộn. 

  1. Tình thương yêu là sự thấu hiểu

Nếu bạn là trẻ con hay những thanh niên đang ở tuổi nổi loạn, liệu bạn có từng ít nhất một lần trong đời cảm thấy bố mẹ, thầy cô không hiểu mình. Bạn cảm thấy những câu hỏi, những lời thúc giục chuyện học hành, chuyện tình cảm giống như một gánh nặng cho mình. Bạn kết luận đấy là do khoảng cách thế hệ và bố mẹ, thầy cô không bao giờ hiểu mình. Vậy nên chính bạn cũng đang cho rằng điều bạn mong muốn nhiều hơn từ tình yêu thương của bố mẹ không chỉ là sự quan tâm mà còn là sự thấu hiểu.

 

Thương yêu là sự thấu hiểu

https://www.facebook.com


Dù là tình cảm ruột thịt, tình yêu hay hôn nhân, bạn bè, thương yêu còn cần thấu hiểu. Sự thấu hiểu giúp ta nắm được đối phương đang gặp vấn đề gì, điều họ mong đợi từ ta. Sự quan tâm gắn với thấu hiểu ở mức độ cao có thể được xem như là tri kỉ. Vậy làm thế nào để thấu hiểu người khác tốt hơn. Không có mẫu số chung nào cho việc này. Thời gian tiếp xúc, khả năng lắng nghe, sự tinh thế và nhạy bén của cảm xúc hay nỗ lực không ngừng nghỉ là những yếu tố gia tăng sự thấu hiểu trong các mối quan hệ. 

  1. Tình thương yêu là sự tha thứ

Bạn từng bao giờ phạm sai lầm chưa? Và trong những lần đó đã bao giờ bạn nhận được sự tha thứ và bao dung từ người khác (nhất là người phải gánh chịu hậu quả từ sai lầm của bạn) chưa. Chỉ khi phải rơi vào những hoàn cảnh đó, phải vật lộn trong sự hối hận, băn khoăn và day dứt thì bạn mới thấu được rằng tha thứ là bậc cao hơn của cả quan tâm và thấu hiểu. Không thể phủ nhận rằng phải thật sự quan tâm và hiểu một người thì ta mới có thể bỏ qua lỗi lầm đó và để họ sống trong sự thanh thản.

Ngày bạn sẵn sàng gác sang một bên sự hằn học, khó chịu thậm chí là phẫn nộ, ghét bỏ với một người, ngày đó bạn học được cái đức của sự nhẫn. Đó cũng là lúc bạn không chỉ thương người mà cũng là thương chính mình. Bạn sống với cái tâm trong sáng và không phải tự làm khổ mình bằng sự so đo, tính toán. 


Thương yêu là sự tha thứ

http://www.8saigon.xyz

  1. Tình thương yêu là sự tự do 

Có những đứa bé phải thú nhận rằng chính tình yêu thương thái quá của phụ huynh là gánh nặng của nó. Con trẻ luôn phải gồng mình tỏ ra mình là đứa trẻ ngoan và cãi lời cha mẹ chính là bất hiếu. Hay bạn có từng nghĩ rằng việc quay phim, chụp ảnh những đoàn từ thiện cứu trợ các đối tượng gặp phải hoàn cảnh khó khăn là đang tước đi sự tự do về quyền hình ảnh, tự trọng và tự do trong cách sống của họ không. Nếu họ không sử dụng những đồng tiền, tài sản hỗ trợ giống như cư dân mạng kỳ vọng, ngay lập tức họ sẽ bị báo chí và cộng đồng đánh giá, thậm chí là mạt sát. 

Chúng ta đều không thể phủ nhận mặt tích cực của tình yêu thương. Nhưng xin đừng bao giờ biến nó thành sợi dây trói buộc người khác. Xin đừng biến nó thành công cụ để phán xét, để dạy đời những người nhận được tình yêu thương đó với những ngôn từ như “kẻ vô ơn”. Đừng để tình thương trở thành sự ích kỷ và ngụy biện cho những hành động tiêu cực sau này mà bạn dành cho những người bạn yêu thương. 


Thương yêu là sự tự do

https://me.me


Có thể bạn rất quen thuộc với lời bài hát sau của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tình yêu thương là tấm lòng biết yêu, học cách thấu hiểu, nỗ lực tha thứ và đề cao sự tự do. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét