Subscribe Us

Làm sao để giữ gìn mối quan hệ tốt với mọi người

Dù bạn là người quảng giao hay hướng nội, thích giao tiếp hay không thì bạn vẫn cần giữ gìn những mối quan hệ trong cuộc sống. Nghệ thuật dùng “đắc nhân tâm” vốn được nói đến nhiều nhưng dùng sao cho khéo léo lại không phải vấn đề dễ dàng. 

Giữ gìn mối quan hệ tốt với mọi người

https://kenh14.vn

Giữ gìn mối quan hệ tốt là gì

Trước hết hãy nói về “mối quan hệ”. Quan hệ là từ có thể được hiểu theo nghĩa. Có người cho rằng đó là mối liên hệ nói chung thể hiện sự qua lại giữa người với người. Có người lại cho rằng quan hệ chỉ dùng để miêu tả sự liên quan thân - sơ giữa những người mà chúng ta có quen biết. Tựu chung lại thì mối quan hệ là sự liên kết giữa bạn và người khác hoặc nhóm người khác dựa trên cơ sở nào đó. Ví dụ trên cơ sở trường học, bạn có mối quan hệ với thầy cô, bạn cùng học hoặc đi làm thì ở môi trường công sở, bạn sẽ có mối quan hệ đồng nghiệp, sếp - nhân viên,... 


Giữ gìn mối quan hệ tốt là gì

https://kenh14.vn

Vậy thế nào là mối quan hệ tốt. Hiện tại báo chí và các phương tiện truyền thông đang nói nhiều về các mối quan hệ độc hại. Bạn có thể hiểu là những mối quan hệ làm ảnh hưởng tiêu cực tới bạn, khiến bạn không hài lòng, hạnh phúc hoặc thậm chí là làm cuộc sống của bạn và những người liên quan trở nên xấu hơn. Ngược lại của mối quan hệ độc hại chính là mối quan hệ tốt. Có được những mối quan hệ tốt đồng nghĩa với bạn nhận được sự ảnh hưởng mang tính tích cực tới chính mình, làm cuộc sống và cảm xúc của bạn lành mạnh, hạnh phúc hơn. Giữ gìn mối quan hệ tốt là cách bạn xây dựng, vun đắp để mối quan hệ của mình trở nên tốt đẹp hơn hoặc nếu đã tốt rồi thì lại càng khăng khít hơn. 

Vì sao cần giữ gìn mối quan hệ tốt

Chắc hẳn bạn từng biết câu chuyện Robinson ngoài đảo hoang. Robinson bị lạc ra đảo hoang và sống hoàn toàn tách biệt với xã hội. Anh ấy chẳng cần hoặc chẳng được giao tiếp, làm việc hay tiếp xúc với bất kỳ ai. Tuy nhiên bạn không phải Robinson. Bạn là một phần của xã hội này và mọi hành động của bạn đều chịu tác động ít nhiều từ người khác. Ví dụ trong công việc được giao ở công ty và bạn cần phải làm việc nhóm, liệu bạn có thể làm mà không cần sử dụng mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp. Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn cần và vẫn nên sử dụng các mối quan hệ xã hội. Vậy nên mối quan hệ tốt rõ ràng là giúp ích cho bạn được nhiều hơn. Bởi nếu không có quan hệ thì dù bạn có sống ở đây thì cũng đâu có khác gì bạn tự giam mình trong ốc đảo của riêng mình. 


Vì sao cần giữ gìn mối quan hệ tốt

https://careerbuilder.vn

Vấn đề ở đây không chỉ là bạn cần có mối quan hệ. Nhìn ở một khía cạnh khác thì các mối quan hệ xã hội dù bạn có thể không biết đến cũng sẽ giúp cho bạn rất nhiều. Bạn có bao giờ mỉm cười khi thấy có người đối xử tốt với bạn. Hay lúc gặp hoạn nạn, khó khăn có người nhớ đến và sẻ chia. Gìn giữ mối quan hệ tốt không chỉ giúp mỗi cá nhân trở nên tích cực hơn mà còn giúp cộng đồng, xã hội hữu hảo và văn minh hơn. 

Cần làm gì để giữ gìn mối quan hệ tốt với mọi người

Biết vì sao bạn cần có mối quan hệ tốt

Có một điều hiển nhiên nhưng không phải ai cũng biết. Bạn chỉ thực sự muốn làm điều gì đó nếu bạn hiểu được vì sao bạn nên làm nó. Xây dựng và gìn giữ một mối quan hệ cũng như thế. Bạn hiểu được mình cần mối quan hệ thế nào hoặc người đó quan trọng thế nào với mình thì tự khắc bạn sẽ có ý thức cần nâng niu và cố hết sức để mối quan hệ không đổ vỡ. 

Ví dụ, hai người trong một mối quan hệ hôn nhân cần hiểu vì sao họ lại của nhau. Nửa kia với họ cần thiết như thế nào, con cái họ cần bệ phóng là gia đình hạnh phúc để có thể trưởng thành lành mạnh về cả thể xác và tinh thần. Một mối quan hệ như thế thì đâu có vị trí khác cho ai chen vào. 

Giao tiếp 

Một mối quan hệ bền vững phải được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc. Vậy bạn nghĩ điều gì tạo nên sự thấu hiểu. Người với người sinh ra đâu tự khắc mà hiểu được nhau. Chúng ta cần có thời gian ở bên nhau, quan sát và chiêm nghiệm về nhau. Vậy nếu chỉ mới gặp nhau hoặc chưa thân thiết thì bạn cần làm gì với mối quan hệ này. Lời khuyên cho bạn là hãy giao tiếp. Giao tiếp ở đây nên hiểu là sự kết hợp chặt chẽ và có qua có lại giữa hai yếu tố: Lắng nghe - Chia sẻ

  • Lắng nghe

Bạn luôn muốn hiểu đối phương đang nghĩ gì, cảm thấy như thế nào và muốn gì. Tuy nhiên khi họ nói ra thì bạn lại không nghe. Vậy làm sao để bạn đạt được mục đích của mình. Vậy nên lắng nghe tưởng dễ mà không dễ như người ta vẫn tưởng.

Thứ nhất, hãy lắng nghe bằng cả tâm hồn và sự tôn trọng. Sở dĩ có những điều ta nghe không lọt tai là bởi không phải tất cả những gì đối phương nói đều là điều dễ chịu với ta. Thậm chí có những lời nói mới thoạt nghe sẽ khiến ta rất khó chịu và cho rằng mang tính châm biếm hoặc xúc phạm. Tuy nhiên nếu bạn dùng cái tâm để nghe và tôn trọng tất cả những gì họ nói, bạn sẽ hiểu được tại sao họ nói như thế. Lắng nghe là một chuyện nhưng thấu hiểu lại là chuyện khác. Khi hiểu được tại sao, câu chuyện đã được giải quyết. 


Cần làm gì để giữ gìn mối quan hệ tốt với mọi người

https://edu2review.com

  • Chia sẻ 

Cũng giống như bên còn lại trong mối quan hệ, bạn cũng có những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn. Bạn muốn họ hiểu và cùng xây dựng mối quan hệ này thì bạn phải nói ra. Đây là điều rất cần thiết cho mọi mối quan. Chỉ khi mọi nỗi niềm được chia sẻ và tìm được người biết lắng nghe, mọi khúc mắc mới được hóa giải. Tuy nhiên cũng như lắng nghe, bạn cần nói bằng sự tôn trọng và có chọn lọc với đối phương. Tại sao bạn có 1 miệng để nói nhưng lại có 2 tai để nghe. Là bởi hãy lắng nghe trước khi nói, hãy nói ít nhưng nói đúng và nói đủ. 

Tạo điều kiện để ai cũng được là chính mình

Vị thế hai bên trong mối quan hệ nhiều khi không bình đẳng với nhau. Ví dụ mối quan thầy - trò, bố mẹ - con cái, sếp - nhân viên,... Sẽ có một bên cảm thấy bị lép vế và luôn mong muốn được bên kia tôn trọng, không đè nén hay bắt ép phải làm cái cái kia. Để cân bằng thì tôn chỉ vẫn là sự tôn trọng và lắng nghe. Hai bên chỉ cảm thấy được là chính mình và thật sự tín nhiệm đối phương khi họ cảm thấy bản thân mình được trân trọng. 

Vị tha và không đòi hỏi được đáp lại

Không nhiều người có thể vỗ ngực tự hào cả cuộc đời họ không phạm sai lầm nào. Chúng ta là con người có dục vọng, có tham sân si. Vậy nên nhân vô thập toàn cũng là điều dễ hiểu. Sẽ có những sai lầm làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ, thậm chí gây ra sự thù hằn, đối nghịch, trừng phạt lẫn nhau. Vậy nên nếu có thể thì hãy thử đặt mình vào vị trí của người đó để thử hỏi rằng nếu mình là họ, mình có hành xử như thế không. Chúng ta có xu hướng dễ phán xét người khác hơn là phán xét chính mình. Cổ nhân cũng dạy rằng đánh người chạy đi không đánh người chạy lại. Nếu có thể vị tha cho đời nhẹ nhàng hơn, tại sao bạn không thử cho chính mình và người khác cơ hội được sống thanh thản và nhẹ nhàng hơn. 

Đồng thời tinh thần vị tha cũng nên được thể hiện khi không có sai lầm nào xảy ra. “Vị tha” là từ tiếng Hán, trong đó “vị” là vì, “tha” là người khác. Bạn có thể hành động vì lợi ích người khác, đứng ở vị trí của họ để suy nghĩ, khuyên nhủ họ cũng được coi là vị tha. Hãy làm điều đó với tinh thần không đòi hỏi. Sống tốt ắt sẽ được trân trọng và được người khác đối xử tốt. Hoặc chỉ cần bạn cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng cũng là sự đáp lại lòng tốt cho chính bạn. Chắc hẳn bạn không muốn biến lòng tốt của mình thành tính vụ lợi trong mắt người khác. 


Vị tha và không đòi hỏi được đáp lạihttp://itplus-academy.edu.vn

Giữ chữ tín

Dù bạn có tốt, bạn có biết lắng nghe nhưng bạn không trung thực thì chẳng ai tin bạn. Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân dạy rằng “một lần bất tín vạn lần bất tin”. Một người có thể nói được làm được, luôn nỗ lực giữ lời hứa với người khác là người được mọi người tin tưởng. Dù bạn làm gì thì họ đều có niềm tin là bạn sống đúng với những gì bạn nói. 

Tin tưởng

Tin tưởng là nền tảng được xây dựng dựa trên cách sống biết giữ chữ tín. Cuộc sống vốn có nhiều cám dỗ khiến người ta vì lợi ích mà sa ngã. Không ít những mối quan hệ cũng vì thế mà rạn nứt. Tuy nhiên chỉ cần hai bên biết giữ chữ tín thì tự khắc bên còn lại sẽ hình thành niềm tin. Chẳng ai muốn sống và phát triển trong một mối quan hệ mà chỉ có ngờ vực, thù hằn và làm nhau đau khổ. Trao niềm tin vốn dĩ được coi là trao yêu thương để nuôi dưỡng tình cảm. 


Tin tưởng

https://jobpro.vn

Làm gì khi mối quan hệ đổ vỡ

Chuyện “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” vốn dĩ chẳng có gì xa lạ với cuộc sống thường ngày. Đặc biệt là cuộc sống càng hiện đại, con người càng nhiều mối lo toan. Sẽ những lúc dù bạn rất nỗ lực nhưng lại chẳng thể làm gì khác với mối quan hệ đã đổ vỡ. Dù muốn hay không thì bạn vẫn nên và phải là chính mình. Mối quan hệ suy cho cùng cũng để làm cho cuộc sống của bạn và những người khác hạnh phúc hơn. Nếu không còn hạnh phúc hay tích cực ở nó, rời đi hoặc xây dựng mới cũng là cách sống nên có. 

Lời kết 

Mối quan hệ trong cuộc sống thì muôn hình vạn trạng nhưng để giữ gìn nó thì tựu chung vẫn là nằm ở sự tôn trọng, tin tưởng, tốt bụng, chân thành, giữ chữ tín và tinh thần sống mà bạn lựa chọn. Mong rằng bạn luôn giữ được sự thông minh, tình cảm trong các mối quan hệ để cuộc sống luôn luôn tích cực và hạnh phúc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét