Subscribe Us

Phong cách học tập của tôi

Lê-nin từng có câu nói đi cùng năm tháng là “Học, học nữa, học mãi”. Điều này khẳng định việc học là việc cả đời, không bao giờ được ngừng việc học dù bạn có là ai, làm gì và ở đâu. Tuy nhiên học tập cũng giống như nhiều hoạt động khác trong cuộc sống như theo đuổi đam mê, rèn luyện thể lực,... Đó đều là những hành động cần thiết nhưng lại phù thuộc vào từng người với những điều kiện, tính cách, khả năng, nhu cầu, hứng thú,... khác nhau. Do đó, việc định hướng và theo đuổi một phong cách học tập riêng là cực kỳ cần thiết. 


Phong cách học tập của tôi

https://diem10cong.edu.vn

Phong cách học tập là gì

Có rất nhiều cách định nghĩa phong cách học tập. Trước hết nói về “phong cách”. Theo giải thích bằng cách chiết tự Hán Nôm thì “phong” có nghĩa là “phong thái, phong vận” còn “cách” là “phẩm cách”. Phong cách được hiểu là phong thái ứng xử và phẩm chất, lề thói của một người. Cách diễn giải này có phần hơi khó hiểu với một số người. Bạn có thể hiểu đơn giản phong cách là cách thể hiện, ứng xử ra bên ngoài một cách có suy tính, thường xuyên và mang dấu ấn cá nhân của một người. Phong cách phải là cái bạn bộc lộ ra và nói lên được bạn là ai. 

Tương tự, “học tập” cũng là từ Hán Nôm. Theo đó, “học” là hành vi tiếp thu kiến thức còn “tập” là thực hành lặp đi lặp lại thường xuyên (ví dụ như tập quán, ôn tập,...). Hiểu đơn giản thì “học tập” là hoạt động tiếp cận, tiếp thu và trau dồi kiến thức. 

Do đó, phong cách học tập được hiểu là phương thức mà bạn lựa chọn để tiếp thu kiến thức một cách thường xuyên, liên tục và mang dấu ấn cá nhân của chính bạn. 

Vì sao cần có phong cách học tập

Trước khi trả lời câu hỏi vì sao bạn cần có phong cách học tập thì phải hiểu được vì sao bạn cần học tập. Vì đơn giản là nếu bạn không cần học tập thì việc tìm hiểu và xây dựng phong cách cho nó cũng chẳng có ý nghĩa gì. 


Phong cách học tập của tôi

https://diem10cong.edu.vn



Bạn cần học để là người có tri thức, để xây dựng xã hội và góp công sức cho tổ quốc, để làm vui lòng bố mẹ, thầy cô, để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình hay chỉ đơn giản là vì bạn thích thế. Những việc này là rất cần thiết với bạn đúng không? Thế nhưng bạn không thể học mà không có định hướng, có cách thức phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tự đẩy mình vào vòng luẩn quẩn: học không có phương hướng - chán nản - sa sút trong việc học và càng học lại càng không có phương hướng. Vậy nên bạn cần có phong cách học tập. 

Có những phong cách học tập nào

Có rất nhiều quan điểm về cách chia các phong cách học tập. Xin bạn hãy lưu ý rằng những phong cách dưới đây đều chỉ mang tính tham khảo. Bạn là thực thể riêng và duy nhất trên cõi đời này. Điều mà người khác theo đuổi và thành công chưa chắc đã là thứ sinh ra để dành cho bạn. 


Có những phong cách học tập nào

https://techmaster.vn

Sở dĩ có cách chia những phong cách học tập dưới đây là dựa trên cơ sở cách thức bạn tiếp nhận kiến thức. Kiến thức là những thông theo dạng sự thật (là những điều mà bạn có tìm ra hay không thì nó vẫn luôn luôn diễn ra, ví dụ: trái đất là hình cầu chứ không phải hình tròn), dạng phát minh (là những điều được tạo ra nhờ trí tuệ con người, ví dụ Edison phát minh ra dây tóc bóng đèn). Càng ngày nhân loại càng phát hiện hay phát minh ra thêm nhiều kiến thức. Quá trình chuyên môn hóa các lĩnh vực và nhu cầu về chuyên gia trong các lĩnh vực trong đó càng cao. Do đó, bạn cũng nên chuyên môn hóa việc học của mình thông qua một số phong cách học tập sau

  • Học thông qua thị giác: học qua tranh ảnh và tư duy không gian (Đây là cách học của những người có tư duy hình ảnh tốt như họa sĩ, kiến trúc sư,...)

  • Học thông qua thính giác: học thông qua hệ thống âm thanh (Đây là cách học của những người có khả năng về nhạc cảm như nhạc sĩ, ca sĩ, …)

  • Học thông qua ngôn ngữ: bạn sẽ tiếp thu kiến thức thông qua việc đọc hoặc nghe các bài giảng. Đây là cách học phổ biến nhưng thường được áp dụng với các bạn thích làm nghiên cứu (bắt buộc phải đọc nhiều tài liệu), những người hành nghề viết lách (nhà văn, nhà báo, copywriter,...),...

  • Học thông qua các hoạt động thể chất: Việc sử dụng cơ thể hay cụ thể là biểu đạt qua các hành động sẽ giúp bạn tiếp thu được kiến thức. Ví dụ trong các giờ thực hành môn thể dục, bạn cần thực hiện các động tác thì mới hiểu được kiến thức được truyền giảng bởi thầy cô. Việc học này đặc biệt được áp dụng nhiều với các bộ môn yêu cầu sử dụng nhiều thể chất như thể thao, khiêu vũ, múa,... 

  • Học bằng logic: Đây là loại hình nhiều người nhầm tưởng mới là học thực sự. Tuy không thể phủ nhận rằng tư duy logic là cực kỳ cần thiết nhưng đây cũng chỉ là 1 trong 7 phong cách học tập và nó thường chỉ phù hợp với những bạn thích suy luận và học theo hệ thống. Cụ thể, trong lúc học bạn có thể sử dụng các sơ đồ mindmap, liên hệ với các bài học khác trong chủ đề hoặc mở rộng ra các lĩnh vực khác có liên quan. Ví dụ, khi giải một bài toán, bạn cần áp dụng giả thiết được cho vào các bước được thầy cô giảng để tìm ra đáp án. Khi giải bạn không chỉ sử dụng một dạng toán (ví dụ là lượng giác) mà còn phải đồng kết hợp các dạng khác (ví dụ tích phân, hình học,...) 


Có những phong cách học tập nào

https://edu2review.com

  • Học hỏi thông qua kết giao xã hội: Đây là cách học của tuýp người có khả năng ngoại giao tốt. Họ chỉ phát huy khả năng nếu được làm việc nhóm hoặc học trong các cộng đồng có tương tác.


7 phong cách học này thực ra có liên quan đến 7 loại hình thông minh. Trước nay người ta vẫn cho rằng chỉ có tư duy logic mới là thông minh. Tuy nhiên trí thông minh về thể chất chứng minh rằng Cristiano Ronaldo rõ ràng là thiên tài về mặt thể chất. Hay như trí thông minh về mặt ngôn ngữ chính là dùng để miêu tả đại thi hào Nguyễn Du. 

Trên thực tế thì những phong cách học này vẫn có sự đan xen và giao thoa với nhau. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp phong cách học dựa trên hình ảnh với ngôn ngữ. Và cũng chẳng ai cấm bạn vừa là người hoạt động thể chất giỏi vừa là người học nhóm cừ. 

Làm thế nào để xây dựng phong cách học tập

Biết được vì sao bạn cần học

Như đã nói ở phần trên, bạn sẽ chẳng thể tìm ra được phong cách học tập cho mình nếu bạn chẳng biết mình học để làm gì. Ngoài ra, khi biết được mục tiêu học của mình, bạn không những có động lực xây dựng phong cách mà còn biết chọn phong cách nào. Ví dụ bạn cần học và luyện tập để trở thành một nghệ sĩ chơi violin. Vậy thì rõ ràng hoạt động thể chất như nhảy múa, đá bóng là không cần thiết. Tất nhiên bạn vẫn cần vận động, cần đọc bản nhạc và cần ngôn ngữ, logic, tuy nhiên phong cách tối ưu nhất vẫn là sử dụng âm thanh. Bạn cần học cách lắng nghe để biết chơi nhạc. 


Vì sao bạn cần học

https://giasutienphong.com.vn

Biết được thế mạnh và nhược điểm của bạn là gì

Bạn sinh ra đều có những thế mạnh và nhược điểm riêng. Có một điều khá lạ là chúng ta dễ dàng nhìn ra khuyết điểm người khác nhưng khi được hỏi thế mạnh và nhược điểm của em là gì thì lại lúng túng. Không ai hiểu ta bằng ta nhất và cũng không có gì khó bằng tự ta hiểu ta. Bạn luôn đứng giữa rất nhiều luồng đấu tranh trong suy nghĩ để định dạng mình là ai, mình có gì và mình còn thiếu những gì. 


Thế mạnh và nhược điểm của bạn là gì

https://cafebiz.vn

Trước hết hãy nói về thế mạnh, biết được mình mạnh gì sẽ giúp bạn chọn ra phong cách giúp phát huy cái thế mạnh này hoặc ít ra thì không triệt tiêu nó. Ví dụ bạn rất mạnh trong việc liên hệ, suy luận và thích tìm tòi, khám phá, nếu bắt bạn hoạt động thể chất nhiều thay vì cung cấp môi trường và sự hỗ trợ để khuyến khích học tập theo hướng logic thì chẳng phải đang lãng phí tài năng sao. 

Tuy nhiên điều càng quan trọng hơn là bạn biết được nhược điểm của mình là gì. Xét một cách công bằng thì không phải lúc nào bạn cũng có ưu điểm. Thế nhưng việc không có khuyết điểm gì thì lại hơi khó. Không có khuyết điểm thì thành ra bạn là người có ưu điểm là thập toàn thập mỹ rồi. Nếu không thể phát huy thì ít nhất bạn cũng có thể tìm được phong cách học tập giúp bạn khắc phục được hạn chế và tự tin hơn. Điều này có thể là bệ phóng để bạn tìm ra được những ưu điểm của mình. Ví dụ bạn là người cực kỳ sợ việc phải đọc nhiều chữ, bạn có hạn chế về khả năng đọc thì tiếp xúc thông tin qua dạng âm thanh hoặc hình ảnh rõ ràng là tốt hơn so việc cứ cố gắng nhồi nhét kiến thức thông qua sách vở. 

Bạn có hạnh phúc khi học theo cách này không

Học tập là chặng đường dài và đòi hỏi nhiều sự kiên trì. Nếu bạn bắt ép mình phải làm điều mình không thích thì đây không phải cách đi đường dài. Chỉ khi bạn hiểu được vì sao mình phải làm nó và thực sự muốn làm nó từ trái tim, bạn mới muốn học tập một cách nghiêm túc. 

Duy trì phong cách học tập

Bản thân chữ “tập” trong “học tập” chính là miêu tả tính chất lâu dài của hành trình này. Đã cần lâu dài thì việc xây không khó bằng việc giữ. Vậy làm thế nào để có thể duy trì được phong cách học tập. Thực ra câu trả lời nằm ngay trong cách bạn xây. Nếu ngay từ đầu bạn xây dựng một phong cách học tập dựa trên nền tảng bản thân với 3 chân kiềng: thấu hiểu nhu cầu bản thân (biết vì sao cần phải học) - thấu hiểu khả năng bản thân (biết ưu nhược điểm của mình) - thấu hiểu cảm xúc bản thân thì tự khắc quá trình này sẽ bền vững. Ngoài ra để duy trì phong cách học tập, bạn có thể thường xuyên trao đổi với bạn bè, tìm kiếm sự cổ vũ từ bên ngoài (gia đình, thầy cô,...). 

Lời kết 

Bạn chỉ là hạt cát nhỏ bé giữa cuộc đời này. Và bạn chỉ lớn hơn nếu bạn học và biết cách học. Sự học vốn dài và khả năng mỗi người lại khác nhau. Bạn không thể học được hết mọi thứ trên đời. Tuy nhiên bạn sẽ là người học thông tuệ (thậm chí được gọi là học giả) nếu biết nắm vững những cách để chiếm lĩnh mọi kiến thức. Mong rằng những lời khuyên về phong cách học trên sẽ giúp bạn phần nào trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét