Subscribe Us

Những thay đổi lớn trong 21 năm vừa qua của kỷ nguyên 21

Mỗi dân tộc, quốc gia nói riêng và toàn bộ thế giới nói riêng đều chuyển động và thay đổi theo thời gian. Thế kỷ 21 đã đi qua đúng 21 năm. Hơn hai thập kỷ trôi qua đã chứng kiến rất nhiều dấu mốc trong lịch sử nhân loại trên mọi phương diện xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa, công nghệ,... Học cách nhìn lại lịch sử, rút ra bài học cho hiện tại và xây dựng vững chắc hơn nền tảng của tương lai là cách để chúng ta phát triển. Hãy cùng phân tích xem những thay đổi lớn nào đã diễn trong 21 năm vừa qua của kỷ nguyên 21. 


https://www.azquotes.com

Mở cửa thông tin là mở cửa cơ hội

Chắc hẳn cụm từ “bất bình đẳng” chẳng có gì xa lạ với bạn. Tại sao trên thế giới có rất nhiều tỷ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ như Elon Musk, Bill Gates,... trong khi vẫn có hàng ngàn người sống ở mức dưới trung bình và phải trông chờ vào trợ cấp chính phủ hoặc viện trợ từ các tổ chức nhân đạo quốc tế? Tại sao có quốc gia sở hữu tài nguyên vô cùng phong phú trong khi quốc gia lại khác lại chẳng có bất cứ thứ gì? Tại sao cùng là học sinh nhưng có người có điểm cộng còn có người lại ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ đại học trong khi chỉ cách điểm chuẩn 0.25 điểm? Tất cả những câu hỏi tại sao ở trên đều dần dần hình thành khái niệm “bất bình đẳng” trong mỗi chúng ta. 

Bất bình đẳng hiểu chung là sự chênh lệch giữa hai hoặc nhiều chủ thể với nhau, trong đó điều kiện của chủ thể này hơn hoặc kém so với những chủ thể khác có hoàn cảnh tương đương. Tuy nhiên, hiện tượng toàn cầu hóa và sự phủ sóng của internet đang dần dần xóa nhòa sự bất bình đẳng này. Một học sinh thành phố và một học sinh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa đều có thể được tiếp cận với những bài giảng chất lượng nhất nếu cùng có trong tay thiết bị kết nối internet. Một lao động tay nghề cao ở Việt Nam hoàn toàn có thể làm việc cho tập đoàn ở Mỹ nếu anh ta đáp ứng điều kiện tuyển dụng và có máy tính kết nối internet. Trong tình huống này, anh ta hoàn toàn có thể cạnh tranh với lao động bản địa mà không cần quan tâm đến thời gian, địa điểm hay cách thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh. Năm 2006, Facebook bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, truy cập nguồn thông tin mở không còn là vấn đề với người dùng dù Việt Nam được đánh giá không phải quốc gia hoàn toàn mở cửa với mọi nguồn thông tin. Ngoài ra, tất cả cơ hội về khóa học, học bổng, việc làm đều được mở rộng nhờ mạng xã hội toàn cầu này. Toàn cầu hóa đang dẫn đến hiện tượng “flat world” (thế giới phẳng) - nơi thế giới không còn lấy ranh giới giữa các quốc gia, lục địa để đối xử với con người mà dựa trên khả năng, tinh thần và sự chủ động của người đó. 


Mở cửa thông tin là mở cửa cơ hội

https://tdfoss.vn

Thực tế, chúng ta vẫn chưa đạt đến mức hoàn toàn xóa bỏ sự bất bình đẳng. Muốn loại bỏ bất bình đẳng cần hiểu được gốc rễ của nó bắt đầu từ đâu. Bất bình đẳng xuất phát từ hiện tượng tư hữu tài sản (có nghĩa là một bộ phận trong xã hội nắm giữ phần lớn của cải của xã hội đó trong khi hầu hết người dân còn lại đều vô sản). Những cuộc cách mạng Công nghiệp, Nông nghiệp của thế kỷ 19, thế kỷ 20 đã khởi đầu cho việc sinh sôi tài sản một cách nhanh chóng. Một bộ phận tinh hoa trong xã hội sẽ nắm độc quyền và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dần dần, tư tưởng chấp nhận ăn sâu vào con người và họ mặc nhiên chấp nhận sự bất bình đẳng đó. Giả sử cũng là những trường hợp trên, những con người không có tài sản điều kiện (máy tính kết nối internet) thì cũng không thể gia nhập vào quá trình xóa nhòa bất bình đẳng nhờ sự phát triển công nghệ. Có thể thấy, thế kỷ 21 đang cung cấp cho chúng ta một nền tảng công nghệ đủ mạnh. Còn xóa nhòa được bất bình đẳng và làm chủ số phận hay không còn tùy thuộc vào khả năng, ý chí của mỗi người. 

Bạo lực không còn là vấn đề quốc gia

Chính trị thế giới chưa bao giờ yên ổn trong vòng 21 năm vừa qua. Cuộc chiến chống khủng bố mở đầu thế kỷ 21 bằng sự kiện phiến quân Al Qaeda khủng bố tòa tháp đôi tại New York (Mỹ) vào ngày 11/09/2001. Khoảnh khắc hai chiếc Boeing 767 đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) khiến 7 tòa tháp trong khu vực cùng nhau sụp đổ báo hiệu rằng mầm mống bạo lực và khủng bố chưa bao giờ nguội tắt dù nhân loại đang đón một thế kỷ mới. 

Nếu bạn thường xuyên quan tâm đến chính trị thế giới, bạn sẽ nhận thấy điểm chung rằng tranh chấp là điều chưa bao giờ dừng lại. Mỗi lần bầu cử tổng thống Mỹ đều dấy lên những tranh cãi và lo lắng. Triều Tiên không ngừng bành trướng nền quân sự dựa vào hạt nhân của họ. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không đơn giản chỉ là những đòn đánh vào nền kinh tế và ngoại thương của hai quốc gia. Gần đây nhất, năm 2021, thế giới phải chứng kiến những tranh chấp đau thương liên quan đến khủng bố tại Palestine. Đây sẽ là vấn đề không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. 


Bạo lực không còn là vấn đề quốc gia

https://tuoitre.vn

AI và những tranh cãi liên quan 

AI không còn là thuật ngữ quá xa lạ với chúng ta. AI (viết tắt của Artificial Intelligence) là trí tuệ nhân tạo (hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo) là loại trí tuệ mô phỏng trí thông minh của con người do chính con người lập trình ra. Trên cơ sở được lập trình, máy móc sẽ hoạt động như con người: biết cách suy nghĩ, giao tiếp, lập luận, có tiếng nói và biết cách thích nghi với hoàn cảnh. 

Ứng dụng của AI được chứng minh là hữu dụng trong rất nhiều lĩnh vực như vận tại, y tế, giáo dục, dịch vụ, truyền thông,... Ví dụ, AI giúp các hãng vận tải tiết kiệm hàng triệu đô la khi vận hành các chuyến xe không người lái. AI điều khiển máy bay chuyên chở vật liệu y tế vào những khu cách ly hoặc khu vực có địa hình khắc nghiệt. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vai trò của con người ở đâu trong những tình huống này. Chúng ta tạo ra AI nhưng liệu chúng ta có thể kiểm soát được AI và không biết mình thành vật bị AI kiểm soát hay không?

Ngoài ra, liên quan đến phần bất bình đẳng đã nói ở trên. Khi thế giới đã chấp nhận AI là một phần của mình thì rõ ràng bộ phận những người sở hữu và tạo ra AI sẽ có lợi hơn phần đông những người khác sở hữu AI (đúng hơn là đang bị AI điều khiển mà không biết). Những tỷ phú công nghệ này rõ ràng đang làm cho hố ngăn giàu - nghèo nới rộng và đặc biệt là chiếm đặc quyền về dịch vụ, chăm sóc y tế,...


AI và những tranh cãi liên quan

https://www.dienmayxanh.com

Dịch bệnh và đe dọa về sự sống 

18 năm sau khi thế giới chào đón kỷ nguyên mới, nhân loại phải đối diện với một dịch bệnh mà không ai có thể ngờ tới về sức phá hủy - SAR-COVI-2. Khởi đầu từ một làng quê nhỏ ở Vũ Hán (Trung Quốc), Covid lây lan khắp thế giới và làm rung chuyển cả những cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản,... 

Thế giới không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận sống chung với Covid. Tuy các chiến dịch tiêm chủng mở rộng đang được phát triển nhưng trên thực tế, lượng người được tiêm vẫn còn hạn chế. Dịch Covid cũng thức tỉnh mỗi chúng ta bài học về sức khỏe, về sự sống và nhìn lại những giá trị nào nên được theo đuổi, gìn giữ ở một xã hội hiện đại đang chạy quá nhanh trong thế kỷ 21 này. 


Dịch bệnh và đe dọa về sự sống

https://hcdc.vn

Thất nghiệp và đòi hỏi về khả năng thích nghi với sự thay đổi 

Tiếp nối phần phân tích trên về AI, chúng ta nên tiếp tục đặt câu hỏi về những biến động sắp tới về thị trường lao động khi có sự góp mặt của một lực lượng mới (tinh nhuệ và có phần thông minh hơn) là AI. AI có thể giải quyết hầu hết các công việc tay chân, không có đòi hỏi người sử dụng lao động phải quan tâm đến bảo hiểm, phúc lợi xã hội và giờ nghỉ trong năm. Rõ ràng, những nhân sự này sẽ được các ông chủ ưa chuộng hơn. Do đó, thất nghiệp chưa bao giờ kề cận với rất nhiều người như thế. 


Thất nghiệp và đòi hỏi về khả năng thích nghi với sự thay đổi

https://news.microsoft.com

Kể cả trong trường hợp AI chưa mở rộng như hiện nay, công nghệ và dịch bệnh cũng đang sắp xếp lại trật tự của thị trường lao động. Kinh tế suy thoái do dịch bệnh, hàng loạt công ty phá sản hoặc đứng trên bờ vực khó khăn đang gia tăng nhu cầu cắt giảm lao động. Sinh viên ra trường trong thời điểm này cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc. Tuy công nghệ có hỗ trợ con người mở rộng phạm vi tìm việc nhưng xét ở một khía cạnh khác thì công nghệ cũng đang góp phần làm tăng sự cạnh tranh của bạn với những ứng viên trước đây có thể không bao giờ cạnh tranh được về yếu tố địa lý. 

Lời kết 

Quá trình sống chính là quá trình nhìn lại về quá khứ, suy ngẫm hiện tại và rút kinh nghiệm cho tương lai. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những cái nhìn rõ ràng và chân thực hơn về chính xã hội và thời đại mà chúng ta đang sống.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét