Subscribe Us

Cái khó của việc thay đổi thói quen

Nếu như cuối năm là thời gian để ngẫm lại những điều đã xảy ra trong suốt năm qua thì đầu năm chính là cơ hội để ta biến những bài học quá khứ thành động lực cho hiện tại. Có người chọn khởi đầu mới bằng cách thử nghiệm những điều chưa bao giờ làm. Có người lại chọn từ bỏ những thói quen xấu để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Từ bỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là từ bỏ những thói quen cố hữu. Nếu bạn đang hoặc sẽ phải trải qua cái khó của việc thay đổi thói quen trong năm mới, đừng quên đón đọc bài viết dưới đây nhé. 


Cái khó của việc thay đổi thói quen

https://timviec365.vn

Thói quen là gì

Thói quen là chuỗi phản xạ có điều kiện được hình thành theo thời gian, lặp đi lặp lại và trở thành bản chất thứ hai của bạn. “Thói” được hiểu là các hành vi, lời nói hoặc suy nghĩ tạo nên nếp sống hoặc phương pháp làm việc của con người. “Quen” chỉ tính chất quen thuộc và diễn ra thường ngày. Thói quen không được tạo nên từ một vài hành vi đơn lẻ và nhất thời. Theo thời gian, thói quen đã ăn sâu vào suy nghĩ, tiềm thức của mỗi người. Do đó, việc từ bỏ thói quen dù tốt hay xấu đều khó khăn và cần nhiều thời gian thích nghi. Để thay đổi một thói quen, kiên trì là điều bắt buộc. 


Thói quen là gì

 

http://tuoitrethainguyen.vn

Bạn có nên thay đổi thói quen?

Tùy theo tính chất của thói quen đó mà bạn sẽ quyết định mình có nên thay đổi thói quen hay không. Thói quen đọc sách, luôn dung nạp kiến thức mới chắc chắn không nên thay đổi, chỉ nên bồi đắp để ngày càng phát triển. Tương tự, không nên từ bỏ thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giữ cho mình tâm trạng an nhiên, vui vẻ mỗi ngày. 

Vậy nên thay đổi thói quen nào? Có hai loại thói quen mà bạn cần có “thói quen” thay đổi ngay: thói quen tiêu cực và thói quen đã lỗi thời. Thói quen tiêu cực là những thói quen tạo nên ảnh hưởng xấu cho chính bạn và mọi người. Thói quen tiêu cực thường gắn với sự thoải mái nhất thời nên con người rất khó để từ bỏ. Ví dụ, ai cũng biết ăn đồ ngọt hay sử dụng chất kích thích gây hại cho cơ thể. Nhưng cảm giác thỏa mãn mà chúng mang lại khiến ta khó lòng chối từ. Bên cạnh đó, sự rủ rê, lôi kéo của những người xung quanh khiến khoảng cách của lý trí đến phút yếu lòng mà sa vào thói quen xấu chỉ trong gang tấc. 


Bạn có nên thay đổi thói quen?

https://doanhnhanplus.vn

Thói quen xấu là điều dễ nhận ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để từ bỏ thói quen đã lỗi thời. Thói quen lỗi thời có thể từng là thói quen tốt. Tuy nhiên, bởi cuộc sống luôn biến đổi, yêu cầu của xã hội cũng cao lên từng ngày. Do đó, con người cũng cần thay đổi một số thói quen để thích nghi với hoàn cảnh. Ví dụ điển hình nhất của thói quen lỗi thời thường nằm trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Trước đây, phương pháp giáo dục trẻ em thường thiên về tính chất mệnh lệnh và áp đặt. Phương pháp này được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng để đảm bảo sự nghe lời của con. Tuy nhiên, với xã hội tự do và cởi mở như hiện nay, áp đặt không còn mang lại nhiều hiệu quả như xưa. Phương pháp nuôi dạy con chuyển từ bắt buộc sang khuyến khích và đồng hành. 

Vì sao bạn mãi không thể thay đổi thói quen?

Xét về khoa học thần kinh, thói quen là cách mà não bộ của chúng ta làm việc. Một hành vi khi được hình thành một cách thường xuyên sẽ tạo nên những thay đổi trong bảng mạch não bộ chúng ta. Sau một thời gian lặp đi lặp lại, những thay đổi này sẽ được củng cố và tiếp tục. 


Vì sao bạn mãi không thể thay đổi thói quen?

https://doanhnhanplus.vn

Một nghiên cứu của Đại học Duke sẽ chứng minh điều này. Nhóm nghiên cứu cho một đám chuột khoẻ mạnh dùng đường. Để có được đường, đám chuột này sẽ được đào tạo để ấn vào một đòn bẩy, theo đó đường sẽ rơi xuống để chúng ăn. Sau khi lũ chuột đã ăn quen, nhóm nghiên cứu không cho đường vào nữa nhưng chuột vẫn tiếp tục ấn vào đòn bẩy. 

Sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu so sánh và phân tích não bộ của lũ chuột nghiện đường với nhóm chuột khác không nghiện đường. Ở não bộ, mạng lưới các vùng não tồn tại dòng điện gồm 2 đường chính là đường đi (kích hoạt hành động theo đuổi những gì chuột nghiện) và đường phanh (dừng lại quá trình theo đuổi). Sự tương tác giữa hai đường trong dòng điện này điều chỉnh cách chúng ta theo đuổi một điều gì đó. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện rằng đường đi và đường phanh của những con chuột nghiện đường phát tín hiệu mạnh hơn những con không nghiện. Hơn nữa, tín hiệu ở đường đi thường xuất hiện liên tục và tích cực hơn trước tín hiệu dừng. Ngược lại, ở nhóm không nghiện thì tín hiệu ở đường phanh sẽ mạnh hơn tín hiệu ở đường đi. Nói cách khác, những con chuột thí nghiệm đã hình thành thói quen ăn đường và não bộ của chúng mất khả năng điều chỉnh (phanh) hành vi này. 

Từ nghiên cứu trên có thể thấy rằng một khi một hành vi nào đã được thiết lập và củng cố thường xuyên thông qua thời gian, não bộ sẽ biến đổi để thích nghi và quen dần với hành vi đó. Điều này giải thích tại sao chúng ta rất khó thay đổi thói quen. 

Những lỗi ai cũng mắc khi bắt đầu thay đổi thói quen

Luôn suy nghĩ về thói quen cũ

Thói quen cũ thường là vùng an toàn của chúng ta. Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi phải bước ra vùng an toàn là sự khó chịu và chống đối. Cơ thể bạn sẽ phát ra những tín hiệu để nhắc bạn nên hồi cố về những điều quen thuộc. Chỉ một phút yếu lòng để mong cầu sự thoải mái, mọi thứ lại trở về điểm xuất phát. 

Chưa lên kế hoạch về thói quen mới

Từ bỏ một thói quen thường khó bởi chúng ta không biết nên bắt đầu làm gì tiếp theo. Do đó, hãy lên kế hoạch cho những điều mới mẻ trước khi bắt đầu một hành trình mới. Khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ không cảm thấy hoang mang và muốn né tránh thực hiện. 

Mong muốn thay đổi quá gấp gáp 

“Dục tốc bất đạt” là lời khuyên dành cho những ai muốn thay đổi thói quen trong ngày một ngày hai. Chúng ta thường dễ bị cuốn theo cảm hứng quá khích và khao khát có thể thay đổi bản thân ngay lập tức. Điều này chẳng có gì sai nhưng bạn cần nhớ rằng sự hưng phấn chỉ kéo dài được 1-2 tuần đầu tiên. Cuộc sống có thể xuất hiện những sự “ngáng chân” hoặc nhiều nguyên nhiên khiến bạn mệt mỏi và muốn từ bỏ. 

Thay đổi thói quen là sự nỗ lực và kiên trì đến cùng để chống lại những khoảnh khắc yếu đuối của trái tim. Thay đổi đích thực không nằm ở khao khát, nó nằm ở sự nỗ lực và tính kỷ luật của bạn. Bạn không cần thay đổi nhanh hay thay đổi nhiều, hãy từ từ và chậm rãi nhưng đừng bỏ cuộc. 

Làm thế nào để thay đổi thói quen

Lên kế hoạch cụ thể và dài hạn

Kế hoạch là điều cần thiết cho mọi mục tiêu trong đời. Mục tiêu không có kế hoạch giống như giấc mơ mãi không thể tỉnh dậy. Bạn nên thiết lập mục tiêu chính và dài hạn trước. Sau đó chia nhỏ thành từng thời điểm và thiết lập các mục tiêu, dự định nhỏ hơn. Khi đã có bảng phân bổ kế hoạch cụ thể, con đường bạn đi sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều. 


Làm thế nào để thay đổi thói quen

https://timviec365.vn

Bạn có thể thay đổi kế hoạch nhưng đừng thay đổi mục tiêu

Cuộc sống không phải lúc nào cũng như bạn dự đoán. Do sự bất ngờ này mà nhiều người lúng túng và từ bỏ việc thay đổi thói quen. Linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ giúp bạn đi xa hơn. Ví dụ, có thể nghỉ tập khi bạn mệt nhưng đừng từ bỏ việc duy trì thói quen tập luyện. 

Nhờ sự trợ giúp của gia đình và bạn bè 

Không phải ai cũng có thể nghiêm khắc và kỷ luật với bản thân. Bạn có thể nhờ người quen hoặc bạn bè theo dõi. Hoặc tuyệt hơn nếu bạn và họ có thể cùng nhau từ bỏ những thói quen cũ và thiết lập những thói quen mới. 


Nhờ sự trợ giúp của gia đình và bạn bè

https://doanhnhanplus.vn

Lời kết 

Thói quen giống như con đường mòn mà bạn đã quen thuộc đến từng bước chân. Tuy nhiên nếu chỉ đi mãi con đường này, bạn chỉ có thể đến những nơi quen thuộc, thậm chí có thể là ngõ cụt trong tương lai. Sự thay đổi ngay bây giờ sẽ dẫn bạn đến với những mục tiêu mới và trải nghiệm mới mẻ hơn.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét