Subscribe Us

Lạm phát sau dịch bệnh?

Lạm phát là từ mà hầu như mọi người đều từng nghe không dưới 1 lần ở TV, báo đài hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đặc biệt ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế quốc gia nói chung và đời sống mỗi cá nhân nói riêng khá rõ ràng. Vậy lạm phát là gì và tình hình lạm phát sau dịch bệnh thế nào? 


https://vneconomy.vn

Lạm phát là gì

Lạm phát là biểu hiện của việc giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ quốc gia. Nếu xảy ra tình trạng lạm phát, mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng liên tục theo thời gian dẫn đến tình trạng một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn trước. Hệ luỵ là giá trị của loại tiền tệ quốc gia đó dần dần mất đi. 


Lạm phát là gì

https://www.saigondautu.com.vn

Một ví dụ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lạm phát là gì? Năm 2019, bạn chỉ phải mua 1 ổ bánh mì với giá 10.000 VNĐ. Tuy nhiên, vẫn tờ 10.000 VNĐ ấy nhưng ở năm 2022, nó sẽ không thể mang lại cho bạn một ổ bánh mì như trước bởi giá bánh hiện tại đã tăng lên 15.000 đồng/ổ. Đây chính là biểu hiện của sự mất giá đồng tiền. 

Những nguyên nhân kinh điển dẫn đến tình trạng lạm phát

Lạm phát không phải hiện tượng mới xuất hiện. Đây là vấn đề được các chuyên ngành kinh tế nghiên cứu từ rất lâu với mục tiêu tìm ra lời giải cho bài toán mất giá đồng tiền. Dưới đây là 1 vài nguyên nhân gây ra lạm phát được các chuyên gia kinh tế đưa ra. 

Lạm phát do cầu tăng cao (cầu kéo)

Khi một mặt hàng nào đó được săn đón (cầu tăng) thì chắc chắn giá mặt hàng đó sẽ tăng. Giá mặt hàng đó tăng dẫn đến giá các mặt hàng khác liên quan cũng leo thang dẫn đến tình trạng tăng giá thị trường. 

Mới đây nhất, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã làm giá nhiên liệu (cụ thể là xăng dầu tăng mạnh). Dự kiến tiếp theo giá vận tải, giá thực phẩm cũng tăng theo. 


Những nguyên nhân kinh điển dẫn đến tình trạng lạm phát

https://haiquanonline.com.vn

Lạm phát tiền tệ

Để đảm bảo đồng tiền quốc gia không bị mất giá so với ngoại tệ (thường là đồng đô-la), Ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ và làm cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng cao. Lượng tiền có thể tăng nhưng hàng hoá và dịch vụ sản xuất lại có hạn. Đây là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Có một sự liên kết rất chặt chẽ giữa giá hàng hoá nhập khẩu với giá bán trong nước. Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng (do thuế hoặc do tình hình thị trường thế giới), ngập lập tức giá bán sản phẩm trong nước sẽ tăng dẫn đến lạm phát. 

Kinh tế là lĩnh vực của sự biến động. Bất kì sự thay đổi nào ở các lĩnh vực khác cũng có thể dẫn đến lạm phát trong kinh tế. 


Lạm phát do nhập khẩu

https://vietnambiz.vn

Vì sao dịch bệnh gây ra lạm phát? 

Bên cạnh những nguyên nhân kinh điển đã được phân tích ở trên, sự xuất hiện mới của các chủng Covid đã gây ra không ít hệ lụy lạm phát cho nền kinh tế. 

Chi phí sản xuất tăng cao

Về lao động, sau khi Covid xảy ra, nhiều doanh nghiệp đã bị mất đi một lượng lao động đáng kể. Vì sức khoẻ và thu nhập không đủ để bám trụ ở các thành phố lớn, nhiều lao động nhập cư quyết định hồi hương. Để có đủ lượng lao động (nhất là nhân công trình độ cao), doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương cao hơn, tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo. Tất cả chi phí này sẽ được tính vào giá thành sản phẩm gây tình trạng tăng giá liên tục. 

Về chính sách, trong thời kỳ đỉnh dịch leo thang, thực hiện chính sách của nhà nước và địa phương, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giãn cách hoặc “3 tại chỗ”. Điều này khiến chi phí sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh bị nâng lên rất nhiều. Nếu dịch không kiểm soát tốt, việc kéo dài tình trạng này rất dễ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản. Khi đó số lượng doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và sức cạnh tranh đều giảm mạnh, tình trạng khan hiếm và độc quyền là một trong những gốc rễ của lạm phát. 

Tắc nghẽn xuất nhập khẩu 

Phong tỏa và cấm lưu thông hàng hoá là biện pháp khẩn cấp để hạn chế nguồn lây bệnh. Các đường thông quan bị cấm, các đường bay quốc tế bị hủy do dịch khiến hàng hoá ứ đọng hoặc thiếu hụt nghiêm trọng. Với những nước trước giờ phụ thuộc vào nhập khẩu, tình trạng giá hàng hoá tạm trữ không đủ để đáp ứng nhu cầu là khởi nguồn cho lạm phát. 

Sự xuất hiện của vaccine 

Vaccine là cứu cánh của xã hội trong thời điểm càng nhiều biến chủng virus mới xuất hiện. Tuy nhiên việc phủ sóng vaccine quá nhanh chóng vẫn có thể dẫn đến lạm phát dù nhiều người không ngờ được. 

Tổng cục Thống kê dự báo rằng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng vào cuối năm. Điều này xuất phát từ sự hồi phục kinh tế của những quốc gia đã phủ sóng vaccine trên toàn dân. Các lệnh hạn chế đi lại và cấm giao thương dần dần được dỡ bỏ khiến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng một cách chóng mặt. Nguồn cung không theo kịp cầu đang vẽ ra viễn cảnh nơi sự lạm phát leo thang. 

Ảnh hưởng của dịch bệnh tới tình trạng lạm phát

Covid đã gây lạm phát trên thế giới thế nào?

Covid không còn là câu chuyện của bất kỳ quốc gia nào. Dù là cường quốc hay nước nhỏ, hầu như mọi đất nước đều phải đối diện với tình trạng lao đao do lạm phát.


Covid đã gây lạm phát trên thế giới thế nào?

https://cafeland.vn

Tháng 6/2021, sau 1,5 năm xảy ra Covid, lạm phát tại Mỹ tiếp tục đạt đỉnh tăng mạnh nhất trong vòng 13 năm. Mỹ đang phục hồi kinh tế mạnh sau Covid do nhu cầu tiêu dùng tăng, kéo theo sự gia tăng chóng mặt của chi phí vận tải, thuê phương tiện và các loại phí dịch vụ khác. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tại thời điểm tháng 6/2021 đã tăng 0.9% so với tháng trước và 5,4% cùng kỳ năm ngoái. Người tiêu dùng Mỹ khá chật vật với diễn biến giá cả leo thang này. 

Một trong những lĩnh vực tăng giá mạnh nhất là du lịch (giá máy bay, khách sạn, giá thuê các phương tiện giao thông vận tải và chi phí giải trí). Những loại hình này đã chịu tác động nặng nề do dịch (gần như đóng băng hoàn toàn) nên sau khi tình hình dịch bệnh hạ nhiệt, nhiều doanh nghiệp đã có động thái đẩy giá để bù lỗ cho thời gian vừa qua. Nhiều chuyên gia dự báo về khả năng nước Mỹ sẽ rơi vào trạng thái lạm phát đỉnh điểm như thập niên 1970. 

Covid đã gây lạm phát ở Việt Nam thế nào? 

Tuy chỉ là một quốc gia khiêm tốn cả về diện tích, dân số lẫn quy mô tăng trưởng kinh tế, Việt Nam vẫn là một quốc gia có khả năng đối phó với lạm phát không thể xem thường. 

Năm 2021, Việt Nam giữ được chỉ số giá tiêu dùng CPI ở mức tăng 1.84% so với năm trước (vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra). Mức tăng chủ yếu nằm ở giá xăng dầu, giá gạo, giá dịch vụ giáo dục. 

Tuy nhiên, năm 2022 sẽ thực ra là một thách thức lớn. Nếu khả năng kiểm soát dịch Covid-19 tốt hơn, nhu cầu sản xuất tiêu dùng nâng cao cộng với giá nguyên vật liệu (xăng dầu, than và giá cước vận chuyển) tăng thì lạm phát là điều khó tránh khỏi. 


Covid đã gây lạm phát ở Việt Nam thế nào?

https://vov.vn

Ứng phó thế nào với lạm phát

Đẩy nhanh việc tiêm vaccine và tạo miễn dịch cộng đồng sẽ đưa người lao động trở về quỹ đạo làm việc bình thường. Đây là cơ sở để nền kinh tế tiếp tục hoạt động tốt. 

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của nhà nước trong việc giảm lạm phát. Chính phủ nên có sự hỗ trợ thông qua việc minh bạch hóa và tối giản hóa chính sách, cắt giảm các khoản chi phí đầu vào bất hợp lý để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần thúc đẩy cạnh tranh trong nước với các lĩnh vực liên quan đến logistics, thương mại và giữ vững thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường thế giới. 

Lời kết 

Lạm phát là điều khó tránh khỏi bởi những ảnh hưởng mà Covid gây ra. Do đó, việc hiểu biết và tính toán một cách kỹ lưỡng nhằm giảm lạm phát là điều cần thiết. 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét