Tết Nguyên Đán là thời điểm giao hòa đất trời, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, đồng thời cũng là sợi dây kết nối gia đình, bạn bè và các mối quan hệ thông qua những hoạt động chúc Tết đã có từ lâu đời. Theo thời gian, thú chơi Tết xưa và nay đã không còn giống nhau, có sự tiếp nối và chuyển hóa sao cho phù hợp với nhịp sống mới mà vẫn giữ được trọn vẹn ý nghĩa truyền thống từ ngàn đời.
https://123tadi.com/
Phong tục vui chơi ngày Tết
Người xưa có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” . Để chúc mừng ngày lễ lớn nhất trong năm này, người ta sẽ dừng mọi hoạt động công việc để chuẩn bị và đón chào năm mới. Thời gian dành cho ngày tết thường bắt đầu từ 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) đến mùng 7 tháng Giêng (tháng 1 âm lịch), có nơi đến Rằm tháng Giêng, có những lễ hội Xuân còn kéo dài đến hết tháng Giêng.
Thời gian cuối năm thường dành để làm công tác chuẩn bị cho ngày Tết. Chơi Tết bắt đầu từ mùng 1 của năm mới với rất nhiều những hoạt động, nghi thức đã có từ lâu đời. Vui chơi ngày Tết đã trở thành một phong tục đẹp trong văn hóa người Việt.
https://download.vn/
Những trò chơi dân gian ngày Tết
Những trò chơi truyền thống dịp Tết chính là sợi dây kết nối văn hóa các dân tộc, vùng miền trên dải đất hình chữ S. Có trò chơi cho người lớn, trò chơi cho trẻ nhỏ. Đặc điểm chung của các trò chơi là có nguồn gốc từ lâu đời trong dân gian, mô phỏng hoạt động sống của con người như bịt mắt bắt dê, thi thổi cơm, trò đánh đu, kéo co, đua thuyền,... Các trò chơi thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo của con người, đồng thời gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mạnh khỏe, phát tài phát lộc…
Tết xưa, ở mỗi làng tại các đình, sân làng, người ta thường tập trung và tổ chức các cuộc thi, hội thi, các trò chơi dân gian, còn có thể giao lưu giữa làng này với làng kia, không khí lúc nào cũng háo hức và vô cùng nhộn nhịp.
https://www.emoi247.com/
Ngày nay, đô thị hóa kéo theo sự xuất hiện các trò chơi dân gian dịp Tết giảm dần, xong không hề mất đi. Tại các địa phương, đền chùa, người ta vẫn tổ chức các lễ hội Xuân, kèm theo đó là các trò chơi dân gian dịp Tết. Đây là cơ hội để giới trẻ được tìm về với cội nguồn, sống trong không khí Tết của dân tộc từ hàng ngàn năm qua.
Trò chơi bịt mắt bắt dê
https://quatangvip.com.vn/
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam, nhiều người thường nghĩ đây là trò chơi của trẻ con nhưng thực ra nó là trò chơi chủ yếu do người lớn chơi, chính xác hơn là nam nữ thanh niên trong các lễ hội thường chơi.
Ban đầu, trò chơi thường có hai người chơi, một nam một nữ, cộng với một con dê, trong một hàng rào gỗ kín. Trò chơi bịt mắt bắt dê hiện nay đã được sửa đổi thành nhiều phiên bản khác nhau, được trẻ em rất yêu thích vì đây là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, khả năng phán đoán và định hướng của người chơi.
Chơi đu
https://www.thegioididong.com/
Đánh đu được xem là trò chơi thiên về tình yêu đôi lứa với sự tham gia của cả nam và nữ. Bên những cánh đồng khô rộng, người dân chọn những cây tre to và dài để trồng xích đu. Cần đu cũng là một đoạn tre dài, mảnh để người đu dây có thể nắm lấy một cách gọn gàng và chắc chắn, tránh bị trượt, trượt trong quá trình đu dây nhanh và mạnh. Người ta thường đu theo cặp, đặc biệt là cặp nam nữ. Thông qua trò chơi, tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân.
Chọi gà
https://readvii.com/
Đó là một thú vui tao nhã vừa để giải trí vừa khuyến khích chăn nuôi của người nông dân xưa. Đây là một thú vui mà hầu hết các dịp Tết và lễ hội ở Việt Nam đều có. Nhiều làng nổi tiếng với nghề chọi gà như Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Hà, Yên Phụ (Yên Phong) hay một số nơi khác ở cả ba miền Bắc Trung Nam ... Các sới gà chọi vào dịp Tết Nguyên Đán thường thu hút đông đảo người xem.
Đấu vật
https://khostock.net/
Đấu vật là một môn thi đấu võ thuật và là một môn thể thao rất nổi tiếng trong dịp lễ hội mùa xuân. Ở Việt Nam, ngoài hội vật ngày Tết, còn có nhiều hội vật ở Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động ...
Để khuyến khích tài năng và bồi dưỡng lớp trẻ, nhiều làng treo giải cao trong ba ngày Tết. Đó là một phong tục cổ xưa để thưởng tiền bằng đĩa đồng, nồi hoặc những thứ khác. Nguyên tắc chung của trận chiến là người thắng cuộc hoặc phải vật (ngã xuống đất) hoặc nhấc bổng đối thủ lên cho đối thủ thua cuộc.
Nhớ về Tết xưa
Bản thân Tết là một điểm nổi bật về văn hóa, văn hóa cũng luôn luôn cập nhật và thay đổi liên hồi theo nhịp sống. Có những thứ theo thời gian giờ chỉ còn là một miền ký ức. Nhớ về Tết xưa với những trò chơi mà hiện nay dường như đã không còn hoặc rất ít nơi còn xuất hiện, như chơi chẵn lẻ, xóc đĩa, chơi pháo đất,...
https://thuthuatchoi.com/
Do những thay đổi trong cuộc sống hiện đại, những trò chơi dịp Tết được biến tấu sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Ngày nay mỗi dịp Tết đến không còn được thấy hình ảnh mọi người xúm lại ngồi bên hai vòng tròn to nhỏ, đặt cược tiền để lấy may đầu năm, hay cũng không còn nghe tiếng pháo nổ đùng đoàng mừng xuân về. Tuy nhiên, đó vẫn sẽ là những hình ảnh về văn hóa Tết Việt xưa còn in đậm trong tâm thức mỗi người.
Tết nay có gì?
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, các trò chơi ngày Tết dường như ít đi, tuy nhiên vẫn còn giữ nguyên các hoạt động truyền thống như xông nhà, mừng tuổi đầu năm. Trong 3 ngày đầu năm mới, các gia đình sẽ đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, bạn bè,... đó đều là những hoạt động của Tết truyền thống đã có từ lâu đời, vô hình trở thành “tục lệ” mỗi dịp Tết đến.
Các trò chơi dân gian dịp Tết chỉ còn xuất hiện tại các lễ hội, đình đền. Thay vào đó giới trẻ có thể đến các khu vui chơi, giải trí các để trải nghiệm và thăm thú nhiều trò chơi mới, hiện đại.
Từ du xuân đến du lịch dịp Tết
Quá trình thay đổi từ du xuân đến du lịch dịp Tết là một sự tiếp nối và chuyển hóa hình thức tham quan, ngắm cảnh Tết ngày xuân.
Ngày xưa, các vua quan thường tổ chức du xuân đầu năm, vua mặc áo long bào đi trước, các quan theo sau. Việc du xuân sẽ phải xem đúng hướng với mong muốn cầu một năm mới quốc thái dân an.
Hoạt động du xuân xưa đã xuất hiện nhiều trong văn học dân tộc, điển hình là “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du:
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.”
Mùa Xuân đến, đặc biệt là trong tháng Giêng, mọi người bắt đầu bước vào cuộc du xuân. Các hoạt động chủ yếu là đi tham quan ngắm cảnh, thưởng thức vẻ đẹp non nước, đất trời thời khắc bước sang năm mới. Đó còn ngầm hiểu là thời điểm đẹp để nam thanh nữ tú giao lưu gặp gỡ.
https://soanbai123.com/
Ngày nay, thị trường du lịch dịp Tết Nguyên Đán luôn sôi động hơn bất kì thời điểm nào trong năm. Người ta quan niệm cả năm làm lụng vất vả, thời điểm nghỉ Tết chính là cơ hội vàng để đi du lịch. Đi cùng gia đình, bạn bè, thậm chí là một mình, du lịch trong nước, ngoài nước. Lúc này, du lịch dịp Tết không chỉ đơn thuần là đi du xuân, tham quan ngắm cảnh chùa chiền, non nước đầu năm để mong gặt hái nhiều điều may mắn, mà còn là thời điểm để nghỉ ngơi, kết nối gia đình nhân dịp kỳ nghỉ lễ dài nhất năm này.
yeutre.vn/
Thời gian thay đổi, những hoạt động vui chơi ngày Tết cũng thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của con người. Nhớ về Tết như một miền ký ức đẹp, như những dấu ấn về văn hóa Việt còn đọng lại trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam để làm phong phú hơn văn hóa chơi Tết ngày nay.
0 Nhận xét