Subscribe Us

Cú vấp ngã khó quên

Ai nên khôn chẳng dại đôi lần” là đúc kết từ ngàn đời nay của ông cha ta về hành trình trưởng thành của mỗi người. Cái dại đôi lần là tổng hợp những lần ta vấp ngã, sai lầm và quyết tâm sửa sai. Đặc biệt, trong đời mỗi người sẽ có những cú vấp ngã khó quên, có thể trở thành bước ngoặt để ta thay đổi hoàn toàn bản thân của mình. Bạn đã từng trải qua loại vấp ngã này chưa? 


Cú vấp ngã khó quên

https://cafef.vn

Vấp ngã trên đường đời là gì?

Vấp ngã theo nghĩa đen được hiểu là trạng thái bị ngã xuống do vướng phải một vật hoặc lực cản nào đó. Những vật cản này thường không biết trước được.

Ứng dụng từ cách giải thích này, cú vấp ngã theo nghĩa bóng chính là những khó khăn, thất bại và thử thách mà bạn phải trải qua khi thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Việc bị vấp ngã có thể khiến bạn không đạt được kỳ vọng, cản trở quá trình theo đuổi đam mê và có thể dẫn đến những trạng thái cảm xúc cực kỳ tồi tệ. Cái giá phải trả cho mỗi cú vấp ngã phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, kinh nghiệm sống, điều kiện,... 

Vì sao chúng ta khó tránh khỏi vấp ngã

Chúng ta đều có giới hạn

Mỗi người đều có những năng lực và khả năng riêng. Tuy nhiên đồng nghĩa với điều này cũng là việc chúng ta khó tránh khỏi những giới hạn hoặc điểm mù của bản thân. Giới hạn năng lực ở mỗi người phụ thuộc vào môi trường sống, giáo dục, trí thông minh, năng lực cảm xúc, sự trau dồi và tu dưỡng,... của họ. Khi sự việc, hoàn cảnh vượt ra khỏi giới hạn này, bạn rất dễ rơi vào vấp ngã. 

Xao lãng

Cuộc sống ngày càng năng động và phát triển hơn cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối diện với nhiều thêm những vấn đề gây xao lãng. Đôi khi chỉ sự lơ là trong thời gian quyết định, bạn đã đặt chân vào miền cấm địa và chuẩn bị cho cú ngã nhớ đời tiếp theo. Học cách kiểm soát bản thân, tránh trì hoãn giúp bạn sống một cách chiến lược và có những bước đi chắc chắn hơn. 

Tác nhân từ hoàn cảnh xung quanh

Đôi khi chỉ nỗ lực của bản thân thôi là chưa đủ. Để đi đúng hướng, bạn cần có sự trợ lực từ những tác nhân bên ngoài khác. Trong rất nhiều tình huống, dù bạn hội tụ tất cả những yếu tố cần có như năng lực, quyết tâm và kiên trì nhưng những yếu tố khác không thuận theo lòng người như thời tiết, dịch bệnh, … vẫn có thể trở thành lực cản với bạn. 

Cú vấp ngã khó quên 

Ở mỗi thời điểm trong cuộc đời. chúng ta đều có thể gặp những sai lầm riêng. Việc vấp ngã xét ở khía cạnh nào đó sẽ là động lực để ta nhận ra những thiếu sót của bản thân và nỗ lực hơn mỗi ngày. Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện của chính mình bởi tôi tin rằng biết đâu bạn có thể tìm thấy câu chuyện của chính mình trong đó. 

Tôi vốn dĩ là người đánh đâu thắng đó. Hầu như mỗi bước đi đều vạn sự hanh thông. Chính bởi vậy nên tôi nảy sinh tâm lý chủ quan và thiếu suy xét khi làm việc. Cú vấp ngã đầu tiên và cũng khó quên nhất với tôi diễn ra trong lần đầu tôi khởi nghiệp. Với sở thích cá nhân và một vài lý do khác, tôi và một vài người bạn đã chọn khởi nghiệp trong ngành F&B với mặt hàng chủ đạo là cafe. Tuy nhiên, do không nghiên cứu kỹ thị trường trong thời buổi covid và sai lầm trong khâu xác định phân khúc khách hàng, kế hoạch startup của chúng tôi thất bại. Vấp ngã khiến chúng tôi bắt buộc phải nhìn lại sai lầm của mình và lên kế hoạch khác mang tính thực tế hơn.

 

kế hoạch khác mang tính thực tế

https://kenh14.vn

Tôi muốn kể một câu chuyện khác có phần nổi tiếng hơn để bạn hiểu rằng cú vấp ngã là điều mà bất kỳ ai, dù chỉ là người bình thường hay doanh nhân, người nổi tiếng đều có thể gặp phải. Chu Hiểu Quang là nữ doanh nhân được mệnh danh “người phụ nữ giàu nhất Chiết Giang, Trung Quốc”. Bà từ tay trắng, trải qua hơn 20 năm lăn lộn thương trường đã sở hữu trong tay Tập đoàn Tân Quang với khối tài sản lên đến 80 tỷ NDT. 

Thế nhưng “sông có khúc, người có lúc”, khi đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp với ngành hàng trang sức, Chu Hiểu Quang quyết định tham gia đầu tư vào đa mảng hơn như logistic, năng lượng và du lịch. Không may mắn khi cuộc khủng hoảng tài chính sau năm 2009 đã càn quét thị trường và đẩy hoạt động kinh doanh của Chu Hiểu Quang vào tình trạng thâm hụt kinh phí nghiêm trọng. Khi bành trướng hoạt động kinh doanh quá nhanh chóng, Chu Hiểu Quang đối mặt với rất nhiều khoản nợ khổng lồ. Tháng 9/2018, Tập đoàn Tân Quang chứa trọn tâm huyết 20 năm của bà bị tuyên bố đã vỡ nợ 3 tỷ trái phiếu. Một quyết định sai lầm của Chu Hiểu Quang đẩy bà vào tình cảnh phải bán tống bán tháo mọi tài sản để tự cứu lấy mình. Danh tiếng và tiền tài một thời hoàn toàn sụp đổ. 

Đứng dậy sau vấp ngã - bài học của niềm tin

Nhìn thẳng và chấp nhận sự thật

Chẳng ai muốn thừa nhận sự yếu kém và thiếu may mắn của bản thân. Tuy nhiên, bạn chẳng còn cách nào khác ngoài nhìn thẳng vào những điều đó để suy xét về nguyên nhân gây ra thất bại. Đối diện thẳng với vấn đề có thể sẽ khiến bạn đau khổ, kiệt quệ nhưng nếu không đối diện bạn sẽ mãi chìm vào vũng bùn. Chỉ khi chấp nhận được thất bại mới là lúc thành công chấp nhận bạn. 


Nhìn thẳng và chấp nhận sự thật

https://suanonalphalipid.com.vn

Đừng quá quan tâm đến dư luận

Một trong những nỗi sợ của con người là sợ bị đánh giá và phán xét. Ta sợ khi người khác cười vào thất bại, thương cảm cho tình cảnh khốn khó hay dè bỉu những kế hoạch sau này. 

Có một sự thật rằng bạn sẽ không bao giờ ngăn được miệng lưỡi người đời. Việc bạn có thể làm là mặc kệ họ và tập trung vào chính mình. Bởi vốn dĩ không ai sống cuộc đời của bạn, không ai trải qua những gì bạn trải qua và không ai chịu trách nhiệm cho bạn. 


Đừng quá quan tâm đến dư luận

https://toplist.vn

Tự bạn phải là chỗ dựa cho chính mình

Sau những cú vấp ngã khó quên, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Nhưng nên nhớ chỉ có bạn mới là người duy nhất hiểu mình và tự chịu trách nhiệm với chính mình. Hãy luôn tự khích lệ bản thân và giữ cách nhìn tích cực về mọi chuyện. 

Tìm ra nguyên nhân của thất bại

Bạn sẽ chẳng bao giờ giải quyết được gốc rễ vấn đề nếu không hiểu được nguyên nhân mà nó diễn ra. Hãy để bản thân được buồn, được đau nhưng sau khi đã lắng lại, hãy bình tĩnh ngồi xuống và phân tích vấn đề.

Lên kế hoạch để làm lại

Không ai luôn đúng hay luôn sai. Vấn đề nằm ở việc bạn có dám làm lại sau khi đã sai hay không. Sau khi đã biết mình sai ở đâu, bạn cần lên kế hoạch để tránh cái sai đó hoặc chuyển sai thành đúng. 


Lên kế hoạch để làm lại

https://cafef.vn

Bạn có quyền được vấp ngã

Liệu có ai từng sống trên đời mà chưa từng vấp ngã hoặc sai lầm chưa? Ngay cả những vĩ nhân cũng khó tránh được những hoàn cảnh thất bại hoặc nhụt chí. Nói cách khác, chỉ có những hoàn cảnh đó mới có thể hun đúc họ trở thành vĩ nhân. Do đó, xin mượn lời tác giả Rashmi Bansal để dành tặng cho những ai đang cảm thấy chông chênh bởi những cú vấp ngỡ khó quên: “Hãy cứ khát khao, hãy mãi dại khờ”. 

Bạn vẫn được quyền sai và vấp ngã. Tuy nhiên, đừng bao giờ để lặp lại bất kỳ lỗi sai nào 2 lần hoặc nhiều hơn. 


Bạn có quyền được vấp ngã

https://i.vietgiaitri.com

Lời kết 

Vấp ngã luôn đẩy ta vào tình trạng khó khăn và những trạng thái tinh thần cực kỳ tồi tệ. Với những ai rơi vào tình cảnh này, việc vượt qua hoàn cảnh khó một thì việc cân bằng cảm xúc và đứng dậy sau sự vỡ vụn của niềm tin còn khó gấp 10 lần. Hy vọng bài viết trên có thể phần nào giúp bước chân bạn vững vàng hơn sau những cú vấp ngã khó quên. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét