Subscribe Us

Gần gũi là gì?

Đại thi hào Đức J.W Goethe đã từng phải thốt lên rằng: “Thế giới mới trống rỗng làm sao nếu người ta chỉ nghĩ tới núi sống và thành thị, nhưng biết ai đó nghĩ và cảm nhận với ta; và ai đó, bất chấp xa xôi cách trở, gần gũi với ta về mặt tinh thần, khiến trái đất đối với ra trở thành miền đất có người sinh sống.” Sợi dây tình cảm kết nối giữa người với người là điều vô cùng thiêng liêng. Con người cần sự gần gũi để cuộc sống được vẹn tròn ý nghĩa.


Gần gũi là gì

https://www.ybox.vn/gia-vi/


Gần gũi là gì


Gần gũi là từ dùng để chỉ trạng thái giữa hai hoặc nhiều đối tượng có sự liên kết, kết nối về mặt thể xác hoặc tâm hồn. Sự gần gũi ở đây không đơn thuần chỉ là mối quan hệ giữa người với người, mà hiểu rộng ra đó còn có thể là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, vạn vật.

Sự gần gũi có thể đến từ một phía hoặc có sự tương tác ở cả hai phía, tùy trong từng hoàn cảnh. Tuy nhiên dù là như thế nào thì điều kiện tiên quyết cần có đó là mục đích muốn tìm hiểu, gắn bó với đối phương. Gần gũi để thấy thấu hiểu hơn, cảm thông và yêu thương hơn.


Sự gần gũi có thể đến từ một phía

https://bau.vn/tinh-cam-gia-dinh-them-gan-bo-nho-nhung-cach-sau/


Sự gần gũi trong các mối quan hệ sống


  • Sự gần gũi giữa các thành viên trong gia đình


Sự gần gũi giữa các thành viên trong gia đình

https://bau.vn/tinh-cam-gia-dinh-them-gan-bo-nho-nhung-cach-sau/

Gia đình là mô hình xã hội thu nhỏ và cũng là tổ chức sống tế bào của xã hội. Ở đó mỗi người ở độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau và mang vai trò khác nhau, song đều được liên kết với nhau bằng tình thân. Có thể nói, sự gần gũi trong gia đình là một điều hiển nhiên và tự có, nhưng việc nó có thể duy trì và phát triển hay không là phụ thuộc vào mỗi người.


  • Sự gần gũi trong tình bạn


Sự gần gũi trong tình bạn

https://nhadatbinhduong365.com/


Cuộc đời mỗi người hẳn ai cũng có cho mình một vài người bạn thân, người bạn tri kỷ. Tình cảm bạn bè chân chính là thứ tình cảm trong sáng và vô tư nhất. Ở đó có sự thấu hiểu, sẻ chia của những người tưởng chừng như xa lạ dành cho nhau. Tình bạn không thể thiếu sự gần gũi cả về khoảng cách lẫn tâm hồn. Có thể cả năm cả tháng không gặp nhau hay trò chuyện cùng nhau, nhưng khi tôi cần nhất thì bạn luôn ở bên là cũng đủ rồi!


  • Sự gần gũi trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội


Sự gần gũi trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội

https://haycafe.vn/nhung-hinh-anh-dep-ve-tinh-ban/


Người xưa có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, ý nói mối quan hệ thân cận giữa những người lạ nhưng ở gần ta về mặt địa lý là rất quan trọng. Hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Có những lúc gặp chuyện cấp bách, chỉ có những người ở cận kề mới có thể ra tay giúp đỡ kịp thời. Bởi vậy mà việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, gắn kết với những người hàng xóm, đồng nghiệp là vô cùng quan trọng.


Gần gũi thường gắn liền với cảm thông, sẻ chia và thấu hiểu


Gần gũi thường gắn liền với cảm thông, sẻ chia và thấu hiểu

https://www.bloggersviet.net/2019/08


Có thể nói, sự gần gũi tạo tiền đề để hình thành nên những tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ. Rõ ràng có những người ban đầu gặp cực kỳ khó ưa, nhưng sau thời gian tìm hiểu, ở cạnh mới khám phá ra những nét tính cách đáng yêu, dễ mến. 

Chỉ khi gần nhau, con người mới chịu mở lòng để tìm hiểu đối phương, từ đó mà biết cảm thông, biết sẻ chia thấu hiểu, biết giúp đỡ tương trợ.


Xã hội bây giờ phải chăng đang thiếu đi sự gần gũi?


Thời buổi 4.0 với sự lên ngôi của mạng xã hội dần tạo nên một thứ gọi là “gần gũi ảo”. Chúng ta quan tâm, hỏi han, thậm chí soi mói và phán xét quá mức đời tư của ai đó trên mạng xã hội, nhưng lại phớt lờ, thờ ơ với những việc đang xảy ra trước mắt, thờ ơ với những người bên cạnh. Có lẽ bạn cũng đã quen với hình ảnh gia đình mỗi người một cái điện thoại, sau giờ cơm không ai nói với ai câu nào. Bạn bè rủ nhau đi chơi nhưng cũng mỗi người ngồi bấm điện thoại một góc, không có sự giao lưu tương tác như xưa. 


Xã hội bây giờ phải chăng đang thiếu đi sự gần gũi?

https://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc


Điều này lâu dần sẽ tạo nên bức tường vô hình, ngăn cản sự kết nối, giao lưu với xã hội thực, vô hình chung dẫn đến sự vô tâm, vô cảm. Con người vì sống xa cách mà trở nên khô khan, thiếu đi lòng trắc ẩn.


Hãy gần gũi để yêu thương!


Hãy gần gũi để yêu thương!

http://daibaothapmandalataythien.org/


Henri Frederic Amiel đã nói rằng: “Cuộc đời thật ngắn ngủi, và chúng ta chẳng bao giờ có quá nhiều thời gian để làm ấm những trái tim của những ai đi cùng ta trong cuộc hành trình tăm tối. Hãy gấp rút yêu thương, hãy nhanh chóng bày tỏ lòng tốt.” Thật vậy, cuộc đời là vô thường và không bao giờ là quá sớm để nói lời yêu thương. Mỗi người hãy mở lòng với thế giới và với mọi người, cần biết cho đi để nhận lại, cùng nhau sẻ chia để cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét