Từ xưa tới nay, các nhà bác học và những danh nhân kiệt xuất luôn được tôn vinh nhờ trí tuệ xuất chúng và những cống hiến của họ với nền văn minh nhân loại. Trí tuệ được xem như thước đo của sự nổi tiếng, thành công và danh vọng. Vậy thực sự trí tuệ là gì? Vì sao nhân loại lại tôn sùng những người có trí tuệ vĩ đại đến thế? Liệu bạn có thể trở thành người có trí tuệ không? Hãy cùng luận bàn vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé.
https://investone-law.com
Trí tuệ là gì?
Trí tuệ (nghĩa tiếng Anh là “wisdom”) thường có tên gọi khác là trí thông minh, sự thông thái, khôn ngoan. Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ. Có người cho rằng trí tuệ là khả năng phán đoán dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm một cách chính xác. Có người lại giải thích trí tuệ theo hướng tư duy logic nhanh nhạy và đưa ra những phát kiến vĩ đại. Ngược lại, với một số quan điểm, người có trí tuệ là người hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, biết cách đối nhân xử thế và thấu cảm được người khác.
https://sieutonghop.com
Không thể khẳng định một cách tuyệt đối về tính chính xác của các quan điểm ở trên. Khi chiết nghĩa từ “Trí tuệ”, “trí” là danh từ chỉ trí óc, tâm trí, trí thức,... “tuệ” là tính từ chỉ sự thông tuệ, sáng suốt, … Như vậy, “trí tuệ” được hiểu là sự sáng suốt, đúng đắn, uyên bác của mỗi người. Trí tuệ thường hình thành bằng sự học hỏi và phát triển theo thời gian.
Có những loại trí tuệ nào?
Theo quan điểm của người viết, trí tuệ được cấu thành bởi ba thành tố: tư duy, cảm xúc và cách thực hiện, phân phối chúng. Về tư duy, người có trí tuệ thường có cách tư duy linh hoạt, mạch lạc. Bên cạnh đó, trí tuệ cảm xúc đề cao sự tinh tế, thấu hiểu, cởi mở với mọi người. Cuối cùng, người có trí tuệ uyên bác phải là người kết hợp được hai yếu tố trên, nỗ lực hiện thực hoá và phát triển chúng trong tương lai.
Theo bạn, loại trí tuệ nào là quan trọng nhất?
Với nền giáo dục coi trọng thành tích và thói quen đánh giá một ai đó dựa vào thành công của họ, chúng ta vẫn đồng nhất trí tuệ với trí thông minh và tư duy. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tồn tại 7 loại trí thông minh gồm trí thông minh hình ảnh, trí thông minh logic, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh nội tâm,...
https://fastdo.vn
Mở rộng cách hiểu trên, một người muốn rèn luyện trí tuệ của mình cần phải nâng cao năng lực ở mọi khía cạnh và kiên trì, bền bỉ mỗi ngày. Không thể khẳng định được loại trí tuệ nào quan trọng nhất. Mỗi loại trí tuệ sẽ giúp bạn phát triển các lĩnh vực trong cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ và tận hưởng cuộc đời theo cách riêng của mình.
Cần làm gì để trau dồi trí tuệ?
Không ai sinh ra đã là người có trí tuệ. Chúng ta có thể sở hữu trí thông minh theo di truyền. Tuy nhiên, để có được trí tuệ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn thế. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn nâng cao trí tuệ của mình.
Không ngừng học hỏi mỗi ngày
Bạn không thể ngẫu nhiên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Sự thông tuệ đòi hỏi quá trình học tập, nghiên cứu và cập nhật thêm kiến thức mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên mở rộng sự hiểu biết của mình. Ngoài kiến thức khoa học và chuyên môn, hãy thử tìm hiểu về những khía cạnh đời sống để trở nên am hiểu hơn. Có những điều nhỏ bé như cắm một lọ hoa thật đẹp, chơi một bản đàn cơ bản hay nấu một món ăn ngon cũng đòi hỏi khá nhiều thời gian tìm tòi và thử nghiệm đấy.
https://cafebiz.vn
Nghĩ rộng hơn những gì bạn thấy
Trước khi làm một điều gì đó, tại sao bạn không thử nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra. Suy xét kỹ lưỡng giúp bạn đưa ra quyết định an toàn và không đẩy mình vào những tình huống khó xử.
Bên cạnh đó, đừng quên liên tục đặt câu hỏi ở dạng “vì sao”, “thì thế nào”, “có cách nào”. Những câu hỏi ở dạng này sẽ kích thích bạn đào sâu suy nghĩ và biết đâu lại có thêm những ý tưởng thú vị mà chính bạn cũng không ngờ tới trước đây.
https://www.pinterest.com
Tập thiền
Thiền là một hình thức lắng nghe cơ thể và trân trọng những gì bạn đang có. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian để thiền. chỉ 5-10 phút vào buổi tối trước khi ngủ hoặc lúc tỉnh dậy là khoảng thời gian tốt nhất để tập trung vào hơi thở, kiểm soát dòng suy nghĩ đang chảy trong người và trò chuyện với chính mình. Nếu muốn là người trí tuệ, trước hết, bạn phải hiểu được bản thân.
Lắng nghe và trao đổi
Chúng ta phải thừa nhận rằng dù mình có hiểu biết đến đâu cũng không thể bao quát hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Thế giới là tập hợp những người khác nhau về tài năng, ước mơ, nghề nghiệp. Vì thế, đừng bỏ lỡ các cơ hội gặp gỡ, trao đổi với những người mà bạn cảm thấy có thể học hỏi từ họ. Ngoài ra, càng giao tiếp nhiều, trí tuệ cảm xúc của bạn sẽ càng phát triển.
Tập thói quen nhìn lại
Thời gian cứ mãi chảy trôi và không dừng lại. Nếu cứ mải miết chạy theo thời gian, đôi khi bạn sẽ bỏ qua khá nhiều bài học. Cứ mỗi tuần. mỗi tháng hoặc một mốc thích hợp, bạn nên ngồi lại, dành cho mình khoảng 1 giờ để tập trung suy nghĩ và trả lời 3 câu hỏi sau:
Mục tiêu của bạn là gì?
Bạn đã làm gì để đạt được mục tiêu đó?
Bạn còn cần làm gì để tiếp tục theo đuổi mục tiêu?
Những giây phút suy nghĩ lại này sẽ giúp bạn đúc rút khá nhiều bài học và chuẩn bị tốt hơn cho chặng đường sắp tới.
https://cafef.vn
Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng, tính cách trưởng thành trong bão táp
Tôi rất thích câu nói trên và xin dành tặng những ai đang đọc bài viết này. Bão tố cuộc đời sẽ rèn luyện nên tích cách của bạn. Còn thời gian và sự âm thầm trau dồi sẽ quyết định trí tuệ của bạn ở đâu. Đừng ngại thử thách, va chạm và học hỏi, khi đã có đủ trí tuệ và tính cách, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống của riêng mình
Lời kết
Mỗi người sẽ có định nghĩa riêng về may mắn, thành công và hạnh phúc trên đời. Tuy nhiên, với tôi, người có trí tuệ, bản lĩnh và tính cách tốt chính là người hội tụ tất cả sự may mắn, thành công và hạnh phúc này.
0 Nhận xét