Chúng ta vẫn thường truyền tai nhau rằng: “Hãy nhanh tay chớp lấy cơ hội bởi đây là thứ có thể một đi không bao giờ trở lại.”. Tuy nhiên, việc bỏ lỡ cơ hội trên đời không hề hiếm. Nếu lỡ để vuột mất cơ hội, bạn có nhiều việc cần làm hơn là hối tiếc.
https://igeenglish.com
Cơ hội của bản thân là gì?
Cơ hội được hiểu là một trạng thái, tình huống nơi bạn có thể thể hiện tốt nhất năng lực của bản thân và đạt được thành tựu mà mình mơ ước. Cơ hội có thể do sự nỗ lực hoặc may mắn để có được. Tuy nhiên, đây là điều không thường xuyên diễn ra. Do đó, con người được khuyến khích cần biết nắm bắt cơ hội ngay khi có thể.
Đánh mất cơ hội bản thân là hoàn cảnh mà bạn bỏ lỡ cơ hội dành cho chính mình dù cơ hội đó đã xuất hiện hoặc sắp xuất hiện.
Vì sao bạn đánh mất cơ hội bản thân?
Thứ tự ưu tiên mọi việc trong cuộc sống
Chúng ta có rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống. Lẽ dĩ nhiên, để theo đuổi những mục tiêu đó, bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, dù bạn là ai thì bạn cũng chỉ có 24h mỗi ngày. Do đó, bạn cần biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên của các công việc, việc nào nên làm trước và việc nào nên làm sau. Chọn làm việc không cấp thiết trước có thể khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội mà việc cấp thiết mang lại.
https://www.saga.vn
Lãng phí thời gian của bản thân
Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng thay vì làm bài tập thì bạn chọn lướt FB hàng giờ đồng hồ, thay vì tập luyện thì bạn chọn các buổi tiệc thâu đêm suốt tháng. Vậy nếu cơ hội đến nhưng bạn chưa chuẩn bị cả về kiến thức lẫn ngoại hình, bạn có cơ sở nào để lựa chọn cơ hội này. Hãy nhớ rằng bạn cần mài rìu 3 năm chỉ để đốn củi một giờ nhé.
Bên cạnh đó, chúng ta thường dễ rơi vào tình huống mất thời gian của bản thân cho những người vô bổ. Thay vì giao lưu với những người thú vị, có hiểu biết để mở rộng tầm nhìn, bạn lại chọn dành thời gian cho những người bạn tiêu cực. Bạn bè có thể là người mang lại cơ hội hoặc là người lấy đi cơ hội của bạn.
Thiếu tập trung
Sự tập trung có ý nghĩa rất lớn để đạt được hiệu suất cao trong công việc, đặc biệt trong nhịp sống bận rộn với rất nhiều yếu tố gây xao lãng như hiện tại. Nếu mải mê chạy theo các yếu tố này, bạn sẽ rơi vào vòng xoáy của sự luẩn quẩn và bế tắc.
https://ybox.vn
Lo sợ và thiếu quyết đoán
Cơ hội thường gõ cửa bạn dưới cái tên “Thách thức”. Chỉ khi bạn vượt qua nó, bạn mới thực sự nắm bắt được cơ hội. Thế giới không nhiều người biết cách nhìn ra cơ hội dưới vỏ bọc thách thức và hệ quả là họ bỏ qua nó.
https://news.timviec.com.vn
Thích an nhàn
Như đã nói, “nguy cơ” bao gồm cả hai yếu tố là nguy và cơ. Nếu bạn dám dũng cảm vượt qua cái nguy, bạn sẽ có trong tay cơ hội. Chỉ theo đuổi lối sống an nhàn và đứng mãi trong vòng tròn an toàn sẽ hạn chế khá nhiều cơ hội phát triển của bạn.
Bạn cảm thấy như thế nào nếu đánh mất cơ hội của mình?
Cảm xúc là thứ đầu tiên xuất hiện trong chuỗi phản ứng của con người với một sự kiện, tình huống nào đó. Hãy trung thực với cảm xúc nuối tiếc, đau khổ, thất vọng nếu bạn đang cảm thấy như thế. Trốn tránh cảm xúc thường khiến mọi việc tệ hơn.
Trong bài viết này, chúng ta hãy bàn thêm một chút về cách bạn phản ứng với cảm xúc của mình. Có nhiều người chọn cách trốn vào một góc và tự gặm nhấm nỗi buồn của mình. Ngược lại, có nhiều người tìm đến bạn bè hoặc ai đó mà họ tin tưởng để chia sẻ và tìm lời khuyên. Dù bạn chọn cách xả stress này, tuyệt đối hãy tránh xa các chất gây hại hoặc tự làm tổn thương chính mình nhé. Cơ hội qua đi có thể lấy lại được nếu bạn vẫn luôn tin tưởng vào chính mình.
Top lời khuyên nếu lỡ đánh mất cơ hội
Con cá mất chưa chắc là con cá to
Có một sự thật rằng cơ hội dù có tốt đến đâu nhưng nếu không thuộc về bạn thì nó vẫn hoàn toàn vô nghĩa. Hãy cố hết sức để nắm bắt cơ hội. Trong tình huống bạn không có được, hãy nhanh chóng quên đi cơ hội đó (bằng cách nghĩ rằng nó cũng chưa hẳn tốt như bạn nghĩ).
Điều này không có nghĩa là bạn quên đi và lại tiếp tục lặp lại sai lầm. Việc gặm nhấm nỗi buồn quá khứ và tự giày vò bản thân không giúp bạn tốt lên. Cách suy nghĩ “Con cá mất chưa chắc là con cá to” sẽ giúp bạn lạc quan và chuẩn bị tốt hơn cho những cơ hội sẽ tới trong tương lai.
https://hatechange.org
Hãy tự hỏi vì sao
Bạn sẽ giải quyết được vấn đề nếu bạn hiểu được nguyên nhân xuất phát từ đâu. Sau khi chấp nhận được cảm xúc, hãy ngồi xuống và phân tích nguyên nhân do đâu mà bạn bỏ lỡ cơ hội lần này. Hãy ghi rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, những nguyên nhân nào bạn có thể khắc phục được ngay và nguyên nhân nào cần thời gian để thay đổi.
Lên kế hoạch
Thông thường, cơ hội sẽ đến một cách bất ngờ. Nếu bạn chờ cơ hội đến mới bắt tay chuẩn bị thì bạn sẽ bỏ lỡ ngay. Nếu có mục tiêu chinh phục điều gì đó, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị cụ thể và mốc thời gian hoàn thành.
Không phải lúc nào có kế hoạch đầy đủ cũng sẽ thành công. Tuy nhiên, kế hoạch và sự cam kết thực hiện sẽ giúp bạn giảm tối đa nguy cơ thất bại.
Cơ hội đi rồi sẽ đến, miễn là bạn luôn nỗ lực
Nuối tiếc về những điều đã qua không giúp bạn có lại được nó (sự thực là trong vài trường hợp thì bạn vẫn có thể có lại nhưng không dễ). Tuy nhìn, trong tất cả các loại cơ hội, bạn luôn có cơ hội tốt nhất là cơ hội sửa sai. Cánh cửa này đóng lại sẽ luôn có cánh cửa khác mở ra với bạn. Và cơ hội sửa sai là cánh cửa mà bạn có thể tự mở cho mình.
Đừng chờ đợi, hãy cố gắng bắt tay làm lại ngay từ bây giờ. Và thực tế, việc bỏ lỡ cơ hội lần này đã mang lại cho bạn khá nhiều bài học. Đây là cơ hội tốt để bạn trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Việc mở rộng và thay đổi góc nhìn về mọi việc sẽ giúp bạn lạc quan.
http://www.picturequotes.com
Lời kết
Vuột mất cơ hội có thể là điều gì đó rất to tát trong thời điểm xảy ra. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn có đủ các cơ hội cần có nếu bạn không để vuột mất sự chăm chỉ và quyết tâm.
0 Nhận xét