Của cải là thứ xuất hiện quanh ta, tác động không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Nói cách khác, con người dành phần lớn cuộc đời để tạo dựng và tích lũy của cải. Hơn nữa, của cải quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về của cải chưa. Trong khi bủa vây xung quanh ta vẫn là những định kiến về vàng bạc, tài sản, đâu mới là cách hiểu chính xác nhất về thứ ma lực mà nhiều người vừa thèm muốn vừa lo sợ này. Bài viết dưới đây có thể đem tới cho bạn một góc nhìn toàn diện hơn về của cải.
https://hoatieu.vn
Bạn hiểu thế nào là của cải
Trong các chương trình dạy về kinh tế, bạn sẽ học được rất nhiều định nghĩa hàn lâm về của cải (wealth). Có vô vàn công thức tính và định lượng về của cải được các nhà kinh tế học đưa ra. Tuy nhiên, bài viết sẽ chỉ đưa ra cái nhìn đơn giản nhất để mọi bạn đọc đều có thể hiểu được.
Của cải thường được đánh giá dựa trên hai phương diện: của cải của xã hội (thường là của mỗi quốc gia) và của cải của cá nhân (hoặc gia đình). Với xã hội, của cải được hiểu là tổng lượng tài sản ròng trừ đi khoản nợ của nước đó. Với cá nhân, công thức tính cũng tương tự. Của cải của họ là khối lượng tài sản mà cá nhân đó sở hữu trừ đi khoản nợ của họ.
Sự thay đổi về quan niệm của cải theo thời gian
Của cải là nông sản
Của cải tượng trưng cho sự giàu có và sung túc của con người. Người càng có nhiều của cải càng có cuộc sống đầy đủ. Trước khi tiền ra đời, người Ai Cập sử dụng lúa mì để trao đổi. Như vậy, người càng có nhiều lúa mì càng có khả năng sở hữu nhiều của cải khác nhau. Bên cạnh đó, một số nơi sử dụng muối, gạo, dầu làm quy ước chung để dễ bề trao đổi của cải.
Của cải là vật có giá trị quy đổi nhưng không phải tiền
Dần dần, khi nền giao thương bắt đầu phát triển, việc sử dụng các vật hiện hữu như nông sản, chất đốt để trao đổi không còn phù hợp. Con người cần tìm kiếm một phương thức khác để của cải có thể lưu thông dễ dàng hơn. Những bộ tộc ở châu Phi và người Mỹ gốc Phi đã nghĩ ra cách dùng vỏ sò làm đại lượng quy đổi giá trị hàng hóa. Qua đây, họ sẽ đổi giá trị của của cải tương ứng với số lượng vỏ sò nhất định và mua bán với nhau. Lưu ý vỏ sò chỉ là phương tiện trao đổi giá, không phải là của cải. Đây có thể được xem là tiền thân của tiền.
Của cải là tiền bạc
Sau này, các quốc gia quyết định sử dụng vàng bạc để xây dựng hệ thống tiền tệ của mình. Vàng là kim loại quý hiếm, tinh khiết và không bị biến chất theo thời gian. Bạn có nhiều cách để phân biệt và thẩm định vàng. Hơn nữa, vàng không bị mất giá như tiền giấy. Các quốc gia hoàn toàn có thể in thêm bao nhiêu tiền cũng được nhưng vàng tự nhiên không sinh sôi. Trữ lượng vàng có thể cho biết của cải của quốc gia đó trong khi tiền in càng nhiều càng dự báo về khả năng lạm phát.
https://vov.vn
Điều gì tạo nên của cải
Lao động
Trước đây, nếu không có chăm chỉ làm lụng, người nông dân chẳng thể tạo nên bất kỳ của cải nào. Họ không thể sản xuất lúa mì, muối hay khai thác chất đốt để trao đổi.
Vàng và kim cương có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, nếu con người không tìm kiếm, khai thác, chúng ta không có vàng.
Tương tự, tầm quan trọng của lao động trong việc sản sinh ra của cải trong xã hội hiện đại là điều không thể phủ nhận. Bằng kiến thức và kỹ năng tích lũy được, bạn đi làm, tạo ra giá trị và bạn được trả công. Điều này có nghĩa là bạn đang tạo ra của cải cho chính mình và gia đình. Bạn có thể cho rằng vẫn có những cách tạo ra của cải không cần lao động như chơi xổ số,... Tuy nhiên, lượng người giàu lên nhờ chơi xổ số quá ít. Dựa vào may mắn không phải là con đường tạo ra của cải bền vững.
Sự công nhận và giá trị trao đổi
Của cải phải có giá trị trao đổi. Ví dụ, bạn có trong tay 1 kg vàng. Quả là một lượng tài sản đáng mơ ước phải không nào. Tuy nhiên, bạn lạc vào một ngôi làng quá nghèo, nơi người dân chẳng biết vàng là gì và họ không chấp nhận việc nhận vàng của bạn để đổi thức ăn hoặc chỗ ngủ. Vậy giá trị của 1 kg vàng bạn có là vô nghĩa.
Hãy xem một ví dụ khác nhé. Chúng ta đều biết bất động sản là của cải có giá trị cao. Thế nhưng đất đai ở nơi hoang vu, hẻo lánh sẽ có giá trị thấp hơn rất nhiều so với khu vực trung tâm. Vậy rõ ràng giá trị của miếng đất hoặc ngôi nhà còn phụ thuộc vào sự công nhận (hay còn gọi là nhu cầu sở hữu) và giá trị trao đổi của nó trên thị trường.
https://khoaluantotnghiep.com
Những quan điểm sai lầm về của cải
Của cải là hiện thân của may mắn
Của cải là minh chứng cho sự lao động chăm chỉ, miệt mài kết hợp với sự thông minh và một chút may mắn. Không thể phủ nhận được những người biết nắm bắt thời cơ, được giúp đỡ và gặp thời sẽ sở hữu khối tài sản đồ sộ hơn những người còn lại. Tuy nhiên, chẳng có sự giàu có nào là ngẫu nhiên. Nếu gặp ai đó sở hữu khối tài sản đáng mơ ước, hãy nhìn cách họ đã tạo ra nó. Hỏi họ rằng bạn nên làm thế nào để được như họ. Chỉ trích hay tự an ủi mình rằng họ chỉ may mắn sẽ không giúp bạn tốt hơn.
https://luatduonggia.vn
Nghèo khó mới là trong sạch
Có lẽ mỗi chúng ta đều từng nghe đến câu nói “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đây là lời nhắc nhở bạn dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ cho mình sự trong sạch, không tham lam. Tuy nhiên, đừng đánh đồng rằng chỉ có nghèo khó mới là trong sạch. Bên cạnh đó, giàu có hay của cải không đồng nghĩa với tham lam, ích kỷ. Cách suy nghĩ này sẽ hạn chế con đường phát triển của bạn rất nhiều.
Có 2 cách tư duy thường thấy khi người nghèo nhìn vào người giàu. Tư duy cố định cho rằng người giàu sinh ra đã giàu. Họ may mắn, thông minh và xinh đẹp nên giàu có phải tìm đến họ. Tư duy phát triển lại nhìn theo chiều hướng tích cực hơn. Người sở hữu tư duy này sẽ tự đặt câu hỏi tại sao mình lại nghèo? Họ không tị hiềm mà luôn sẵn sàng học hỏi và áp dụng linh hoạt cách người giàu từng bước xây dựng của cải.
Làm gì để gia tăng của cải
Gia tăng giá trị bản thân
Của cải sẽ đến với những ai sẵn sàng đón nhận nó. Và lao động thông minh, chăm chỉ là cách tạo ra của cải bền vững nhất mọi thời đại. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có cách tạo dựng của cải riêng. Bạn nên tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng. Đừng quên cập nhật quốc tế để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Khi giá trị bản thân bạn tăng lên, lượng của cải của bạn cũng không thể đi xuống.
Hơn nữa, theo công thức của cải bằng lượng tài sản ròng trừ đi nợ. Bạn nên học cách quản lý tài chính một cách thông minh. Đây là kỹ năng mà mọi người, từ trẻ nhỏ tới người lớn, cần học một cách nghiêm túc. Bài toán về của cải sẽ được giải nếu bạn nắm vững bộ công cụ: Lao động, Tích lũy và Đầu tư.
https://www.quangchuongblog.com
Hãy cho đi nhiều hơn
Bạn không nghe nhầm đâu. Dù có vẻ cho đi sẽ làm hao hụt tài sản nhưng hãy yên tâm rằng cho đi không bao giờ làm bạn nghèo bớt. Đầu tiên, cho đi có nghĩa là bạn đang mang đến giá trị cho một ai đó, một cộng đồng nào đó. Sự sẻ chia giá trị luôn được ghi nhận và đền đáp xứng đáng. Chính họ sẽ là người mang đến các cơ hội tuyệt vời giúp bạn gia tăng của cải sau này. Hơn nữa, dù những người nhận của bạn không mang lại giá trị nào về mặt vật chất, bạn nhận lại thứ của cải đáng giá nhất - tình yêu và sự đóng góp tích cực cho tâm hồn. Càng giàu càng nên cho đi nhiều hơn.
https://bqlctgtqng.vn
Lời kết
Của cải là giấc mơ, là nỗ lực và là sự ghi nhận đáng giá. Mong bạn luôn vững bước từng ngày trên hành trình tạo dựng của cải và sẻ chia giá trị bản thân.
0 Nhận xét