Subscribe Us

Bắc Kạn Có Gì?

  1. Sơ lược về Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, cách Hà Nội 162 km. Bắc Kạn gồm 1 thành phố là thành phố Bắc Kạn và 7 huyện gồm Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn. Các tỉnh giáp với Bắc Kạn theo hướng Đông, Tây, Nam và Bắc lần lượt là Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Cao Bằng.  

Bắc Kạn là tỉnh miền núi với địa hình khá phức tạp, chủ yếu là những dãy núi vòng cung và thung lũng. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh này là 4.859 km². Bắc Kạn là tỉnh có ít dân nhất Việt Nam. Dân số theo ghi nhận ở năm 2019 là 313.905 người với 7 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, H’Mông, Sán Chay và Hoa. Trong đó 80% dân số là người dân tộc thiểu số và hơn 79% dân số sinh sống tại khu vực nông thôn. 


Bắc Kạn


https://baotintuc.vn 

  1. Những địa danh níu chân du khách gần xa ở Bắc Kạn 

Nếu bạn là người ưa khám phá, mạo hiểm và ưa thích trải nghiệm mới là thì Bắc Kạn là địa danh không thể bỏ qua. Ngoài ra, Bắc Kạn còn nổi tiếng với những di tích lịch sử lâu đời, vang danh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc. Dù xét trên phương diện lịch sử, địa lý hay văn hóa xã hội thì tiềm năng du lịch của tỉnh này rất lớn. Cùng điểm qua những điểm dừng chân nên thử tại Bắc Kạn nhé. 

  1. Vườn Quốc gia Ba Bể

Tổng diện tích của Vườn Quốc gia Ba Bể là hơn 10.000 ha với hơn 20 điểm tham quan thú vị. Sở dĩ Vườn Quốc gia Ba Bể nổi tiếng với vẻ đẹp nguyên sơ là bởi cấu tạo địa chất đặc trưng gồm nhiều dãy núi, hang động xen lẫn cùng sông hồ và các mạch suối ngầm ít nơi có được. Bên cạnh tự nhiên, dấu ấn văn hóa còn in đậm ở các di tích tâm linh, bản làng du lịch,... Sau đây là những địa điểm nổi danh trong quần thể Vườn Quốc gia Ba Bể mà bạn có thể sẽ tiếc nuối nếu bỏ lỡ. 


Vườn Quốc gia Ba Bể


http://dulich24h.vn/


Hồ Ba Bể

Nhắc đến Vườn Quốc gia Ba Bể, điều đầu tiên nhiều du khách nhớ đến là hồ Ba Bể. Cách thành phố Bắc Kạn 70km, hồ Ba Bể vẫn được nhiều du khách tìm đến bởi vẻ đẹp rất riêng. Nguồn gốc của tên hồ là bởi cấu tạo địa lý của nó. Hồ Ba Bể được hợp nhất từ ba hồ nhỏ là hồ Pé Lèng, hồ Pé Lầm, hồ Pé Lù. Do biến động địa chất từ hàng triệu năm trước nên các dãy núi đá vôi xuất hiện hiện tượng sụt lún và mài mòn theo thời gian. Dần dần những thay đổi của thiên nhiên để lại cho chúng ta một tuyệt tác tự nhiên này. Hồ Ba Bể là Di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt đồng thời được công nhận là 1 trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên của thế giới cần được bảo vệ. 


Hồ Ba Bể - Bắc Cạnhttp://dulich24h.vn/

Ao Tiên

Ao Tiên được cho là một phần của Hồ Ba Bể, thuộc hồ Pé Lầm. Chỉ vài bước chân từ hồ chính, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tách biệt với trần thế. Có một sự tích được người dân vùng này truyền miệng là câu chuyện về một người thợ săn bị hút hồn bởi những tiên nữ đang tắm trong ao. Từ đó ao này được đặt tên là Ao Tiên. 


Ao Tiên - Bắc Kạn


http://dulich24h.vn/

 

Đàn Bà Góa (Pò Giả Mải) 

Đảo Đàn Bà Góa thuộc hồ Pé Lèng trong hệ thống Hồ Ba Bể. Nếu bạn từng biết sự tích hồ Ba Bể thì đây chính là nơi sinh sống của mẹ con người góa phụ có tấm lòng thơm thảo được bà tiên trả ơn. Ngày nay, đảo Đàn Bà Góa được ví như hòn non bộ thu nhỏ giữa lòng hồ sâu thẳm. 


Đàn Bà Góa - Bắc Kạn


https://dulich.backan.gov.vn


Động Puông

Động Puông là minh chứng rõ nhất cho câu nói “Nước chảy đá mòn”. Động Puông được hình thành là nhờ quá trình sông Năng làm mòn và chảy xuyên qua chân núi đá vôi Lũng Nham. Sự bền bỉ của sông Năng theo năm tháng để lại cho hậu thế hang động kỳ vĩ và độc đáo bậc nhất. 

Động Puông đón chào du khách với phần cửa động dốc đứng, tựa như chiếc kính vạn hoa thu hết ánh sáng phủ trùm lên lớp rêu xanh bám rễ đá hoa cương không biết bao nhiêu năm. Bạn có thể khám phá hết động Puông bằng thuyền độc mộc, ngắm nhìn từng lớp thạch nhũ nhuộm màu thời gian. 


Động Puông - Bắc Kạn


http://dulich24h.vn/


Bản Pác Ngòi

Nếu bạn là người say đắm vẻ đẹp cộng đồng người dân tộc thiểu số thì nhất định không thể bỏ qua cơ hội thăm bản Pác Ngòi thuộc huyện Ba Bể. Nép mình hiền hòa bên bờ sông Lèng, bản Pác Ngòi là bản nhà sàn vẫn giữ được những nét đẹp đơn sơ nhất của đồng bào dân tộc Tày ở đây. Pác Ngòi còn nổi tiếng với những đặc sản địa phương như xôi ngũ sắc, cơm lam, .... 

Bản Pác Ngòi - Bắc Kạn


http://dulich24h.vn/


Động Hua Mạ

Động Hua Mạ nằm trên núi Cô Đơn. Do nằm trong khu vực có cây cối rậm rạp, không khí u tịch nên người dân bản địa còn gọi đây là hang Lèo Pèn. Theo truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa đây là nơi ma quỷ chiếm giữ. Một vị tướng triều đình đi tuần qua hạ trại và dùng đầu ngựa tế lễ. Nhờ đó mà nơi đây trở nên yên tĩnh hơn. Cái tên Hua Mạ cũng có nghĩa là hang Đầu Ngựa. 


Động Hua Mạ - Bắc Kạn


@joeenge

  1. Khu ATK - Chợ Đồn

Bên cạnh vẻ đẹp hiếm có được thiên nhiên ban tặng thì Bắc Kạn còn được biết đến là vùng đất của những anh hùng và tinh thần yêu nước bất khuất. Huyện Chợ Đồn của tỉnh này được chọn là một trong những căn cứ an toàn khu cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Bạn có thể lựa chọn điểm đến trong 25 di tích nơi đây như đồi Pù Cọ, Lán đồng chí Võ Nguyên Giáp, Khuổi Khít, nhà ông Triệu Phú Dương, Nà Pay, Lsao Lsô đỗ (Khe Nứa),... 


Khu ATK - Chợ Đồn - Bắc Kạn


http://dsvh.gov.vn 

III. Con người và phong tục tập quán ở Bắc Kạn

  1. Trang phục

Do đặc trưng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên trang phục của người dân nơi đây rất đa dạng. Với người Tày, trang phục truyền thống là quần áo vải làm từ bông nhuộm chàm khá giản dị. Phụ nữ Tày thường chít khăn mỏ quạ, đeo vòng bạc. 


Con người và phong tục tập quán ở Bắc Kạn


https://backan.gov.vn 


Người Dao ở Bắc Kạn cũng sử dụng trang phục từ bông và nhuộm chàm. Tuy nhiên yêu cầu về họa tiết của họ mang tính cầu kỳ và tinh xảo hơn.  

Trang phục - Bắc Kạn

   

 https://backan.gov.vn 


Riêng người Mông lại chuộng sự sặc sỡ và tỉ mỉ trong nhiều công đoạn. Bộ trang phục truyền thống của họ gồm khăn quấn đầu, khăn len, váy yếm và toàn bộ được làm thủ công. 


Trang phục - Bắc Kạn

               

https://backan.gov.vn

  1. Đặc sản 

Dưới đây là danh sách ẩm thực miền núi ở đây được du khách ưa chuộng 

  • Măng vầu

Măng là đặc sản thường có ở vùng núi. Tuy nhiên măng vầu là cái tên được nhắc đến nhiều nhất ở vùng Bắc Kạn. Măng vầu thường được luộc, xào tỏi hoặc cuốn thịt và hấp lên. Vị măng thường ngọt và hơi đắng nhẹ. Bạn nên thưởng thức món này kèm với mắm tôm pha chanh ớt. 


Đặc sản - Măng vầu - Bắc Kạn


http://dulich24h.vn/


  • Khâu nhục 

Món ăn này là biểu tượng rõ nhất cho sự cầu kỳ của văn hóa người Tày, Nùng Bắc Kạn. Bước đầu tiên cần trộn lá tàu soi băm nhỏ với tương tàu chooang, húng lìu, tỏi và xì dầu. Sau đó xếp lá tàu soi dưới cùng, để khoai môn trộn thịt ở giữa và trên cùng là phủ hỗn hợp vừa trộn. Khâu nhục cần được hấp trong 5 tiếng và khi ăn thưởng thức với xôi hoặc gật gù. 


Đặc sản - Khâu nhục - Bắc Kạn


http://dulich24h.vn/ 

IV. Bắc Kạn - quá khứ, hiện tại và tương lai 

  1. Quá khứ hào hùng

Từ thời vua Hùng dựng nước, Bắc Kạn là vùng đất thuộc 1 trong 15 bộ ở đất Văn Lang. Trải qua nhiều triều đại phong kiến, Bắc Kạn chứng kiến nhiều lần hợp tách. Năm 1890, tỉnh Bắc Kạn lần đầu tiên được thành lập khi chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp tách tỉnh Thái Nguyên thành hai tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Kạn. 75 năm sau, Bắc Kạn và Thái Nguyên lại được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa sáp nhập lại thành tỉnh Bắc Thái. Từ năm 1996 đến nay, Bắc Kạn được tách khỏi tỉnh Bắc Thái và trở thành đơn vị hành chính độc lập. 

  1. Hiện tại đổi thay 

Hiện tại Bắc Kạn vẫn là tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp để sinh sống. Mức sống của người dân nơi đây khá thấp, chưa được đầu tư nhiều về giáo dục, y tế. 

  1. Tương lai vươn lên phát triển 

Với đặc trưng của một tỉnh vùng cao, Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ với phông văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên nền tảng bảo tồn các di sản văn hóa, Bắc Kạn sẽ tập trung quảng bá danh lam thắng cảnh địa phương cũng như các di tích được công nhận. Với đặc trưng riêng về địa chất, dân cư và nền tảng văn hóa, xã hội, Bắc Kạn phấn đấu tăng GDP toàn tỉnh theo hướng đầu tư cho du lịch - nên công nghiệp không khói hứa hẹn mang lại sức bật lớn hơn cho nền kinh tế.

V. Lời kết 

Hồn của núi nhớ thương về Bắc Kạn

In biếc hồ Ba Bể núi rừng quê

Tiếng đàn tính hẹn xuân về đón bạn

Nghiêng nghiêng triền sông suối một đường xe…”

                  (Gửi Bắc Kạn) 

Những câu thơ trên thay cho lời kết trong chuyến hành trình khám phá Bắc Kạn bằng câu chữ vừa qua. Vùng đất này là bức tranh hữu tình của thắng cảnh, của phông văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có sức níu giữ bất cứ du khách nào dù chỉ là lần ghé thăm đầu tiên.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét