Subscribe Us

Gục ngã là gì?

Nếu hỏi rằng có ai thích thất bại khi làm việc gì đó, đặc biệt là những việc mình vô cùng tâm huyết không thì hẳn câu trả lời là không.


GỤC: (Khẩu ngữ) mất hết sức, không thể gắng gượng được nữa. bị gục vì làm quá sức và chúng ta ngã xuống không thể tiếp tục trong thời điểm hiện tại. (Tiếng Anh: fall)


Tuy nhiên nếu hỏi bạn nghĩ rằng cả cuộc đời một người có thể luôn luôn thành công thì câu trả lời sẽ là rất khó. Cuộc sống là tổng hợp của những mảng màu sáng tối, thăng trầm. Vậy nên chỉ sáng không tối, chỉ thăng không trầm là điều khó mà đạt được. Không thể phủ nhận rằng thất bại đi kèm với nỗi buồn, thất vọng và suy sụp. Tuy nhiên nếu bạn nhìn thất bại với cái nhìn khác thì biết đâu bạn sẽ ngộ ra nhiều điều hơn. 


Gục ngã trên đường chạy

https://cafef.vn

  1. Vì sao bạn thất bại

Một lần thi rớt, một lần bị từ chối học bổng, một lần không được nhận vào công việc mà bạn mơ ước. Hẳn những việc trên khá quen thuộc với nhiều người. Từ chung để miêu tả những việc trên chính là thất bại. Hiểu một cách đơn giản thì thất bại là trạng thái không đạt được những mục tiêu, dự định mà bạn đề ra. Có rất nhiều loại thất bại như thất bại chủ động/bị động, thất bại khách quan/thất bại chủ quan,... Dù là thất bại gì thì có lẽ điều quan trọng đầu tiên sau khi thất bại là bạn phải hiểu được vì sao bạn lại thất bại. 

Cổ nhân có câu nói rất đúng trong mọi hoàn cảnh “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn đứng lên sau thất bại thì trước hết bạn cần biết mình ngã ở đâu và vì sao lại ngã ở đó mà không phải chỗ khác. Dưới đây là một vài yếu tố để bạn tham khảo.


Vì sao bạn thất bại

https://cafef.vn

  1. Nguyên nhân về ngoại cảnh

Có rất nhiều nguyên nhân thất bại mà chính bạn cũng không lường trước được: môi trường, thời tiết, bạn đồng hành, giám khảo/người chấm điểm trong các cuộc thi, sự cố liên quan đến các thiết bị kỹ thuật,... Tin buồn là những điều này rất đa dạng nhưng tin vui là đều có thể lường trước được. Và khi đoán trước được những yếu tố có thể xuất hiện và cản trở con đường đi tới thành công của mình thì điều bạn cần làm là xem mục III nhé. 

Xét trên một khía cạnh khác, không phải lúc nào bạn cũng có thể khắc phục được ngay những yếu tố ngoại cảnh gây ra khó khăn. Ví dụ, xuất phát điểm, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, sức khỏe. Có những người sinh ra trong gia đình khó khăn về tài chính, không có điều kiện thụ hưởng nền giáo dục tốt. Hay có những người sinh ra phải chấp nhận khiếm khuyết trên cơ thể. Đây không phải thất bại của họ. Tuy nhiên đây sẽ là những trở lực không hề nhỏ với họ để đạt được thành công. 

  1. Nguyên nhân về con người

Thi rớt là do đề khó, đi làm muộn là do tắc đường, hồ sơ bị trả lại là do sếp bạn khó tính. Chắc hẳn đây là suy nghĩ của không ít người trong cơn bực bội, thất vọng khi việc mình muốn không như ý nguyện. Tuy nhiên đã bao giờ bạn nghĩ rằng thất bại là do mình chưa. Do bạn chưa chuẩn bị tốt hay do bạn chủ quan, lơ là. Do bạn không đặt hết tâm huyết hay do bạn đặt mục tiêu quá cao so với năng lực. 

Blaise Pascal từng có câu nói rất hay “Đúng là thật tồi tệ khi đầy khuyết điểm; nhưng còn tồi tệ hơn khi đầy khuyết điểm mà không sẵn lòng nhận thức chúng.” Là con người ai chẳng có khuyết điểm. “Nhân vô thập toàn” là đúc rút ngàn đời của ông cha ta. Tuy nhiên dám nhìn nhận khuyết điểm để khắc phục mới là bản lĩnh riêng của từng người. Hóa ra thi rớt là do bạn không chịu ôn bài, đi làm muộn là do bạn không thể dậy theo báo thức, hồ sơ bị trả lại là do bạn kiểm tra không đủ giấy tờ trước khi giao cho cấp trên. Biết được nguyên nhân là bước đầu tiên để khắc phục sai lầm. 

II. Làm thế nào để đứng lên sau thất bại

  1. Buồn đi

Nếu bạn đọc nhiều bài báo hay các câu quote thì lời khuyên nhận được sẽ là vui lên, đừng buồn vì ai chẳng thất bại vài lần trong đời. Tuy nhiên hãy sống chân thật với cảm xúc của mình. Cố giấu đi nỗi buồn chỉ làm bạn thêm tiêu cực và mệt mỏi. Buồn thì nói ra và thất vọng thì cứ khóc đi. Chạm tay vào nỗi buồn thay vì trốn tránh nó mới là cách vượt qua nỗi buồn nhanh nhất. Bạn có thể lựa chọn tìm đến những người mà bạn tin tưởng để xin lời khuyên hoặc đi đến một nơi yên tĩnh và suy nghĩ. Miễn rằng cả tâm và thân bạn đều cảm thấy được an ủi, xoa dịu. 


Làm thế nào để đứng lên sau thất bại

https://tuoitre.vn

Nỗi buồn sẽ không dễ tan biến. Thậm chí có những nỗi buồn sẽ theo bạn rất lâu, khiến bạn đắm chìm và cảm tưởng như không thoát ra được. Đây cũng là lúc bạn dễ sa ngã và làm những điều dại dột nhất. Có rất nhiều người vì thất bại mà tìm đến chất kích thích, lô đề, cờ bạc hay nhưng tệ nạn khác. Nhưng xin bạn hãy nhớ rằng những thứ đó chỉ có tác dụng là bạn quên đi nỗi buồn một cách tạm thời. Thất bại và hệ quả của nó vẫn còn đó và đợi bạn xử lý sau khi tĩnh tâm lại. Vì vậy buồn thì cứ buồn đi nhưng hãy nhớ sau nỗi buồn còn nhiều thứ vẫn đợi bạn. 

  1. Chuẩn bị kỹ càng

Sau khi nhìn lại nguyên nhân và bước qua nỗi buồn, đây là lúc bạn cần chuẩn bị cho những kế hoạch tiếp theo. Đừng coi thường khâu chuẩn bị trước khi làm điều gì đó, dù là nhân lực, vật lực hay trí lực. Thất bại trong chuẩn bị chính là chuẩn bị thất bại đấy. 

Thông thường đây sẽ là bước khó nhất. Bởi bạn chỉ vừa mới bước ra khỏi nỗi buồn. Bạn cần nhìn lại chính lỗi lầm của mình và hoạch định lại kế hoạch mới trong khi chính bạn cũng không biết mình có lại thất bại không. Nỗi sợ thất bại là nỗi sợ ai cũng có dù họ có nói ra hay không. Với trạng thái chơi vơi này thì rất dễ để bỏ cuộc. Tuy nhiên chỉ cần bước qua được giai đoạn này thì bạn đã thành công được một nửa. 


Chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đua

https://mynewjobhunt.com

  1. Hành động dứt khoát

Sau khi chuẩn bị về mọi mặt, đừng ngại ngần bắt tay vào hành động. Tất cả những điều trên chỉ là lý thuyết suông nếu bạn không hiện thực hóa nó. Sẽ không ai có thể đảm bảo bạn sẽ thành công ở lần tiếp theo. Tuy nhiên làm thì có sai hoặc đúng còn không làm thì không bao có thể đúng. 


Hành động dứt khoát

https://vietcetera.com

Bạn có còn nhớ câu chuyện Edison và chiếc bóng đèn không? Với giấc mơ biến điện năng thành ánh sáng, Edison thực hiện hàng nghìn thí nghiệm nhằm chế tạo ra một dây tóc bóng đèn thích hợp. Thậm chí ông từng bị chế giễu là “quân lừa bịp” và bị mọi người cho là hoang tưởng, Edison bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu của thiên hạ để thực hiện khát vọng riêng của bản thân. Nếu là mình thì bạn nghĩ sau bao nhiêu lần thất bại thì bạn sẽ bỏ cuộc? 1 lần, 2 lần hay 10 lần. Còn Edison thì sau hơn 10.000 lần thất bại mới có thể thành công với dây tóc bóng đèn. Tuy nhiên với ông đó chưa bao giờ là thất bại mà ông cho rằng thành công này cần thực hiện tới hơn 10.000 bước. Để khái quát lại cho những thành công vang dội và số lần thất bại không đếm xuể trong cuộc đời mình, nhà bác học này cho rằng


Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”. 


thành công

https://zingnews.vn

Cùng là thất bại, nhưng cách những người thành công và người thất bại nhìn lại rất khác nhau. Người thất bại cho thất bại là nguyên nhân để buông xuôi và để đời đánh gục họ. Ngược lại, người thành công xem thất bại là một bàn đạp để đến gần hơn với mục tiêu. Họ biến đau thương thành hành động và xem đó là động lực để bản thân mình mạnh mẽ, trưởng thành hơn. Còn bạn, bạn chọn điểm nhìn nào cho cuộc đời mình? 


IV. Lời kết 

“Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần”. 

Còn trẻ, hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ. Chỉ mong bạn sẽ vươn lên bằng khát khao, trí tuệ và không bị dại khờ đánh gục. Bởi sau ánh hào quang mấy ai hiểu được là bao nhiêu mồ hôi, nỗ lực để đánh đổi. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét