Subscribe Us

Trong cuộc tranh luận ai là người đúng và ai là người sai

Aristotle từng có câu nói cực kỳ nổi tiếng: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Tranh luận được xem là một trong những hình thức tư duy cực kỳ phổ biến từ xưa tới nay. Những người tranh luận giỏi thường đại diện cho lẽ phải và chân lý. Thế nhưng tranh luận thế nào để “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Có phải lúc nào cũng cần phân rõ đúng - sai, trắng - đen, trái - phải trong mỗi cuộc tranh luận hay không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về ai đúng, ai sai trong mỗi cuộc tranh luận. 


Trong cuộc tranh luận ai là người đúng và ai là người sai

https://chuaadida.com

Tranh luận và đúng - sai là gì?

Trước tiên chúng ta hãy nói về tranh luận. Đây là hoạt động có từ thời sơ khai trong lịch sử con người. Tranh luận, nói đơn giản, được hiểu là hoạt động nêu ra ý kiến và phản bác lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều người để tìm ra chân lý, phân biệt được phải trái - đúng sai trong một vấn đề nào đó. 


Tranh luận giữa nam và nữ

https://thinkingschool.vn

Vậy, câu hỏi được đặt ra tiếp theo: thế nào là đúng và thế nào sai? Đây chính là câu hỏi mà mọi ngành khoa học đều tìm kiếm câu trả lời. Có những vấn đề, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thì chúng ta mới phân định được đúng - sai. Nhưng có những vấn đề mà đến bây giờ chúng ta vẫn phải tranh luận và chưa tìm được câu trả lời. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến đạo đức, nghệ thuật, quan điểm sống,... là cơ sở để khơi dậy rất nhiều cuộc tranh luận không hồi kết bởi ranh giới giữa đúng - sai rất mong manh. Ví dụ, bạn nghĩ sống thử trước hôn nhân là đúng hay sai? Hoặc sáng tạo nghệ thuật nên vì cái đẹp đơn thuần hay vì mục đích phục vụ cuộc sống, truyền tải các thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh khác nữa? Do đó, rất khó để có một công thức phân định đúng - sai áp dụng chung cho mọi trường hợp. Khái quát lại, “Đúng” là từ chỉ những vấn đề có căn cứ khoa học, đã được kiểm nghiệm, chứng minh hoặc được áp dụng lâu dài và hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại còn “Sai” là ngược lại của “Đúng”. 

Mục tiêu của một cuộc tranh luận

Tranh luận để phát hiện và giải quyết vấn đề 

Không có mốc thời gian chính xác nào để chỉ ra cuộc tranh luận đầu tiên trong lịch sử loài người diễn ra lúc nào. Theo mình, từ khi con người bắt đầu biết giao tiếp (đặc biệt là xuất hiện chữ viết) và biết cách nhận thức các vấn đề tự nhiên, chúng ta đã cần trao đổi và bàn luận xem nên hành động theo hướng nào. Chỉ khi bàn bạc và tranh luận, chúng ta mới nhìn vấn đề được toàn diện hơn. 


Mục tiêu của một cuộc tranh luận

https://thinkingschool.vn

Tranh luận để rèn luyện tư duy phản biện 

Nếu bạn thích bộ môn tranh biện thì có thể biết đến cuộc thi “Trường Teen”. Đây là cuộc thi rèn luyện khả năng tư duy và phản biện cho các em học sinh cấp 3. Có thể nói hiệu ứng mà chương trình này tạo nên ở công chúng và đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram là cực kỳ mạnh mẽ. Chúng ta tranh luận, bàn tới bàn lui những vấn đề mà có thể trước nay vô tình bỏ qua trên mọi lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, lối sống,... Từ đó, mỗi người đều hình thành được thói quen suy nghĩ kĩ càng; sắp xếp ý tưởng và tìm kiếm dẫn chứng thuyết phục trước khi nói. 

Lỗi ngụy biện là một lỗi rất lớn không chỉ trong tranh luận mà còn trong đời sống. Điều này khiến con người bị bó hẹp trong tư duy thiên kiến của mình. Bạn chỉ có thể trưởng thành hơn khi biết đón nhận, phân tích và tiếp thu ý kiến của người khác. 

Vì sao chúng ta muốn phân rõ đúng sai

Chứng minh điều mình theo đuổi có giá trị

Dù sao trái đất vẫn quay” là câu nói cực kỳ nổi tiếng của nhà khoa học Galile. Ông viết sách ủng hộ quan điểm của Copecnich cho rằng trái đất là hành tinh quay quanh mặt trời. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, quan điểm này chống lại tư tưởng của giáo hội. Tòa án xử phạt ông bởi tội nói ngược lại lời phán bảo của Chúa trời. Đến lúc phải bước ra tòa án, ông vẫn nhất quyết bảo vệ chân lý khoa học. 

Nếu bạn bảo đúng - sai trong mọi vấn đề đều không có giá trị thì có lẽ điều này nên được xem lại. Trong khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, đúng hay sai là tiền đề rất lớn để các học thuyết được xây dựng và phát triển. Nếu không có sự xuất hiện và đạt đến đỉnh cao của khoa học như hiện nay thì chúng ta đang ở đâu. Việc tranh luận để đưa ra kết luận và giải pháp là cực kỳ cần thiết. Thậm chí, chúng ta cần những nhà khoa học quyết tâm bảo vệ lẽ phải đến cùng như Galile. 

Thể hiện cái tôi cá nhân

Chúng ta là bản thể duy nhất bởi sự khác biệt về môi trường sống, xuất thân, giáo dục, kinh nghiệm, văn hóa,... Do đó, những cuộc tranh luận thông thường sẽ khó mà tránh khỏi trường hợp hiểu lầm ý nhau trong một số câu nói. Người nói vô tình mà người nghe thì hữu ý. Khi giải mã nhầm thông tin mà đối phương muốn truyền đạt, bạn thường sẽ có phản ứng phải bảo vệ ngay quan điểm của bản thân. Với tâm lý đề phòng, bạn cho rằng sự phản bác của đối phương là xúc phạm tới giá trị của bản thân mình. Do đó, bảo vệ đúng - sai trong những tình huống này chỉ là lớp áo mà bạn khoác lên cho nỗi sợ và cái tô cá nhân. 

Thể hiện cái tôi cá nhân

https://cv.com.vn

Xả cơn giận lên đối phương

Như đã nói ở phía trên, lỗi ngụy biện (fallacy) là một lỗi vô cùng lớn khi tranh luận. Khi không kiểm soát tốt cảm xúc và ngôn ngữ của mình, bạn sẽ phạm vào lỗi ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) và ngụy biện bôi xấu (poisoning the well). Bạn cho rằng mình đúng và đối phương sai. Tuy nhiên, thay vì giải thích và thuyết phục để đối phương hiểu thì bạn chọn cách công kích, hạ bệ năng lực, hành vi, tình cảm hoặc thậm chí là những vấn đề không liên quan khác như giới tính, xu hướng tính dục, nghề nghiệp,... của đối phương để nâng mình lên. Bên cạnh đó, bạn cũng dùng những ngôn từ hoặc hành động không phù hợp để hạ bệ uy tín, xả giận đối phương nếu bạn cảm thấy lập luận của mình đang bị yếu và khả năng mình nằm về bên “sai” trong cuộc tranh luận này là lớn hơn. 


Xả cơn giận lên đối phương

https://cafebiz.vn

Phân biệt ai đúng - ai sai thế nào

Vậy câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta: Làm thế nào để phân biệt ai đúng - ai sai trong những cuộc tranh luận. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Biết được mục đích của cuộc tranh luận

Chúng ta thường có xu hướng hành động bột phát nhiều hơn là ngồi xuống và lên kế hoạch trước khi làm. Bạn cần đặt ra những câu hỏi sau trước khi bắt đầu cuộc tranh luận với một ai đó:

  • Mình tranh luận về vấn đề gì?

  • Vấn đề này có cần phải được tranh luận ngay thời điểm này không?

  • Nếu không tranh luận thì có ảnh hưởng tới kết quả mà mình muốn hướng tới không?

Sau khi trả lời xong 3 câu hỏi ở trên thì bạn mới nên bắt đầu cuộc tranh luận. Thường thì những cuộc tranh luận có chủ đích sẽ giúp bạn học được nhiều điều thay vì tranh luận vô bổ hay làm anh hùng bàn phím ở trên các trang mạng xã hội.

Ví dụ nhóm của bạn đang cần hoàn thiện một bài thuyết trình. Cả team sẽ phải thảo luận về đề tài để chọn ra ý tưởng hay nhất. Bạn có động lực là cần hoàn thành nhiệm vụ này. Nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả cả team. Với tinh thần đóng góp và cầu thị, chắc chắn cuộc tranh luận này sẽ có ý nghĩa với bạn. Nhưng cũng trong tình huống này, bạn lướt Facebook và thấy nổ ra một cuộc tranh luận khác. Vậy bạn nên chọn hoàn thành nhiệm vụ cấp tốc trước mắt hay cần phân định rõ đúng - sai ở trên mạng? 

Hiểu được đối tượng của cuộc tranh luận

Hiểu được đối tượng mình đang trò chuyện là ai rất cần thiết. Ví dụ, quá quan trọng việc phân định đúng - sai với người thân hay gia đình có thật sự cần thiết không? Chúng ta cần thường xuyên trao đổi với bố mẹ, người thân, vợ con về những suy nghĩ, mong muốn và quan điểm để thấu hiểu và thích nghi với lối sống của nhau hơn. Nhưng nếu thật sự hơn thua chuyện được - mất, thiệt - hơn với những mối quan hệ gần gũi thì cuối cùng bạn nhận lại được gì. Một điều nhịn là chín điều lành. Một mối quan hệ khi rạn nứt hay thậm chí tệ hơn là đổ vỡ thì rất khó để hàn gắn lại. 

Điều phối được cảm xúc của bản thân

Dù là người lạnh lùng và quyết đoán tới đâu thì bạn vẫn có thể bị cảm xúc cá nhân chi phối khá nhiều. Khi tranh luận, chúng ta rất dễ bị cuốn theo cảm xúc và không làm chủ được lời nói cũng như hành vi của mình. Một lời nói vô tình của bạn khi tức giận cũng có thể là con dao găm chặt vào trái tim của người nghe. 

Tôn trọng đối phương khi tranh luận

Khi bạn biết điều chỉnh được cảm xúc của mình cũng là lúc bạn đang tôn trọng cảm xúc của đối phương. Mục đích của cuộc tranh luận là để thấu hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề đang vướng mắc chứ không phải để công kích hay hạ thấp năng lực của nhau. Do đó, sự tôn trọng lẫn nhau là tiền đề để cuộc tranh luận có ý nghĩa và đạt được kết quả như mong đợi. 


Tôn trọng đối phương khi tranh luận

https://cafebiz.vn

Tìm hiểu về các lỗi ngụy biện khi tranh luận

Khi tranh luận chúng ta dễ sa vào cái bẫy ngụy biện. Có thể bạn không có chủ đích nhưng việc chúng ta bị cuốn vào chủ đề mà không kiểm soát được cảm xúc là điều thường xuyên xảy ra. Bạn có thể tham khảo 20 lỗi ngụy biện thường gặp tại đây

Hãy dừng lại đúng thời điểm 

Chúng ta đều rất mong muốn sẽ đạt được một kết luận chung trong trạng thái vui vẻ và hợp tác nhất sau mỗi cuộc tranh luận. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà kịch bản này có thể sẽ không diễn ra. Do đó, nếu bạn cảm thấy cuộc tranh luận đang đi vào bế tắc hay bạn hoặc đối phương đang mất kiềm chế, hãy tạm dừng tranh luận để suy nghĩ kĩ càng hơn. 

Đừng ngại tranh luận nhưng hãy biết cách tranh luận văn minh

Tranh luận là điều thường xuyên xảy ra. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì bạn cũng nên cư xử văn minh để cuộc tranh luận đạt được mục đích đồng thời giữ được những mối quan hệ của bản thân. 

Đừng ngại tranh luận nhưng hãy biết cách tranh luận văn minh

http://cuucshuehn.net

Lời kết 

Mỗi cuộc tranh luận đều sẽ nói lên được bạn là ai. Nó không chỉ khắc họa bức chân dung về năng lực, tư duy và hiểu biết của bạn mà còn cho thấy tính cách, văn hóa ứng xử của bạn với mọi người. Do đó, hãy học cách tranh luận văn minh. 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét