Ai cũng mong có lối sống an nhàn, hòa hợp. Thế nhưng hòa hợp có thực sự là đi tìm những nhân tố giống nhau để cùng chung sống? Hòa hợp có phải là nhẫn nhịn và chịu đựng? Tại vì sao xung đột và mâu thuẫn vẫn luôn tồn tại? Tất cả những câu hỏi trên sẽ cùng được phân tích trong bài viết dưới đây.
https://dantri.com.vn
Có những cách định nghĩa nào về hòa hợp
Nhiều người cho rằng hòa hợp là sự tương đồng, giống nhau về một hoặc một số đặc điểm nào đó giữa hai hoặc nhiều chủ thể. Những chủ thể này sẽ tìm được điểm tương thích với nhau, không xuất hiện bất kỳ xung đột hay đối kháng nào. Ví dụ, nhóm bạn hay câu lạc bộ được thành lập dựa trên những con người có cùng đam mê, sở thích hoặc mục tiêu theo đuổi. Đây là hòa hợp tương đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải sự hòa hợp nào cũng xuất phát từ tính chất tương đồng. Gia đình là một ví dụ. Những thành viên trong gia đình như vợ chồng, cha mẹ, con cái hoàn toàn có thể khác biệt về sở thích, nghề nghiệp hay tính cách. Thậm chí, do khoảng cách về tuổi tác và thế hệ, những thành viên này vẫn có thể sống hòa hợp dù xảy ra những xung đột về quan điểm sống. Từ trường hợp này có thể thấy sự hòa hợp còn nảy sinh khi những chủ thể chọn gắn kết với nhau, từ bỏ một phần cái tôi của mình để cố gắng dung hòa những điểm khác biệt. Một cách định nghĩa thấu đáo hơn về “hòa hợp” chính là “dung hòa” cái khác và “hợp nhau” trong lối suy nghĩ và cách sống.
https://doanhnhansaigon.vn
Hòa hợp với xã hội
Bạn có thể hiểu xã hội mà bài viết muốn đề cập ở 3 mức: gia đình, nhóm cộng đồng thân quen và toàn thể xã hội nơi bạn đang sinh sống.
Hòa hợp với gia đình của mình
Với nhiều người, gia đình là nơi hoàn hảo nhất. Họ có thể tìm được sự yêu thương, bao bọc, chở che và vỗ về từ đây. Bất cứ lúc nào gia đình cũng là động lực, là tình yêu để họ được là chính mình và sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Tuy nhiên, thực tế thì những rạn nứt, cãi vã hay đổ vỡ trong gia đình không hề hiếm gặp.
Gia đình là nơi những con người được gắn kết dựa trên một hoặc những yếu tố như: huyết thống (cha mẹ - con đẻ); hôn nhân (vợ-chồng) và tình thương (cha mẹ - con đẻ, con nuôi). Gia đình không phải tập hợp những con người được nhân bản giống nhau hoàn toàn. Do đó, việc cố gắng đặt mình vào vị trí của nhau để lắng nghe, thấu hiểu giữa những thành viên trong gia đình là cực kỳ quan trọng. Sẽ có những lúc các bậc phụ huynh sẽ chẳng hiểu nổi cách ăn mặc, lối cư xử của những đứa con tuổi nổi loạn và cũng có những lúc bạn cảm thấy bố mẹ thật cổ hủ, lạc hậu. Tuy nhiên xét đến cuối cùng, tình thương và trách nhiệm vẫn gắn kết chúng ta thành một khối hòa hợp bởi chúng ta là gia đình.
https://cafebiz.vn
Hòa hợp với nhóm cộng đồng thân quen
Chúng ta đều có những mối quan hệ xã hội nằm ở mức thân quen, ví dụ như trường học, hội nhóm, bạn bè,... Bởi chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, việc hòa hợp để cùng nhau làm việc rất cần thiết. Trong suốt quá trình tương tác với nhau, rất khó có chuyện bạn và thầy cô, đồng nghiệp sẽ đồng nhất ý kiến. Việc bất đồng này hoàn toàn bình thường, thậm chí đây còn là động lực để nảy sinh ra những ý tưởng mới.
Hòa hợp với toàn thể xã hội
Con người không thể tách mình ra toàn bộ xã hội. Dù muốn hay không thì bạn cũng cần phải tiếp xúc với xã hội để sinh hoạt, học tập và làm việc. Tuy thời điểm này việc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau bị hạn chế khá nhiều do dịch bệnh bùng nổ nhưng về cơ bản với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, quá trình tương tác giữa người với người vẫn diễn ra bình thường.
Việc có những mối quan hệ hòa hợp, tốt đẹp vừa là nhu cầu và cũng là nền tảng tạo nên sự hạnh phúc. Nếu mỗi sớm mai thức dậy, bạn có thể mỉm cười vì những cơ hội mới mở ra cùng những người bạn yêu thương. bạn là người hạnh phúc. Ngược lại, sự phiền muộn và đau khổ sẽ xảy ra nếu con người phải tiếp xúc với những người họ ghét. Trong giáo lý nhà Phật có “Tứ Diệu Đế”. Trong bát khổ (8 cái khổ lớn của con người), có một nỗi khổ mà con người khó tránh được là oán tắng hội (ghét nhau nhưng vẫn phải gặp nhau). Rõ ràng, việc phải gặp gỡ, chia sẻ hay thậm chí là chung sống cùng người mình không thể hòa hợp là sự đau khổ và dằn vặt lớn trong tâm can của con người.
Nhìn rộng ra, không chỉ mỗi một con người cần hòa hợp với xã hội nơi họ đang sống. Các cộng đồng, quốc gia và khu vực cũng luôn tìm kiếm sự hòa hợp thông qua các giải pháp ngoại giao,... Nhìn lại toàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc cũng như nhân loại, hàng loạt cuộc chiến đẫm máu đã nổ ra với con số thương vong không nhỏ. Có vô số nguyên nhân khởi phát chiến tranh như hận thù, quyền lực, kinh tế,... Lòng tham và khao khát quyền lực khiến con người có thể bất chấp tất cả để tước đoạt, chà đạp và gây ra đau khổ cho những người khác. Sự hòa hợp là điều tất cả các dân tộc mong cầu. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã được các nước lớn áp dụng khi tham vọng bành trướng và tạo sức ảnh hưởng lên khu vực của họ này chưa bao giờ dừng lại.
https://www.thegioididong.com
Hòa hợp với tự nhiên
Từ khi là bộ tộc người tinh khôn sống nhờ săn bắn, hái lượm đến khi đạt đến trí tuệ đỉnh cao có thể chinh phục vũ trụ, con người vẫn phải nương nhờ mẹ thiên nhiên để sống. Sự ích kỷ, tham lam không phải là yếu tố tạo nên cuộc sống hòa hợp. Cách con người đối xử với thiên nhiên đang khiến họ phải chịu những hậu quả trong tương lai.
Năm 2020 đi qua để lại khá nhiều mối đe dọa cho lối sống chống lại tự nhiên của con người. Theo Chương trình Môi trường do Liên Hợp Quốc phát triển, năm 2020 là năm của sự cấp thiết để giải quyết những khủng hoảng mà nhân loại phải đối mặt với thiên nhiên. Đây cũng là 1 trong 10 năm nóng nhất trong lịch sử loài người. Xu hướng nóng lên của Trái Đất không đơn thuần chỉ là việc mức nhiệt gia tăng. Trái Đất sẽ phải gánh chịu rất nhiều thảm họa khác như băng tan, nước biển dâng, cháy rừng (Australia, California), siêu bão,...
Hòa hợp với chính mình
Đây là điều cuối cùng bài viết này muốn đề cập nhưng là điều quan trọng nhất. Bạn là thực thể duy nhất trong xã hội. Chỉ khi bạn thực sự hiểu và hòa hợp với cái tôi của mình, bạn mới có thể hòa hợp với những người khác. Nếu đến chính bạn còn không giải quyết được những mâu thuẫn nội tại của bản thân, chẳng ai có thể sống hòa hợp được với bạn.
Ví dụ, bạn là người hướng nội nhưng lại mang vỏ bọc hoạt bát. Bạn có nhiều nỗi sợ trong tâm hồn nhưng luôn cố tỏ ra bình tĩnh. Bạn sống nương theo những tiêu chuẩn của xã hội và không bao giờ biết cách từ chối người khác dù những yêu cầu của họ vượt quá khả năng của bạn. Hoặc bạn luôn so sánh mình với người khác, giam mình trong “căn phòng” chật chội của sự mặc cảm và tự ti. Bạn không cho chính mình cơ hội được thấu cảm, tự vỗ về nỗi đau và khích lệ điểm mạnh của bản thân. Đó không phải cách sống của những người biết hòa hợp với chính mình. Xin tặng bạn câu nói của nhà sáng lập Panasonic - Konosuke Matsushita “Tôi cho rằng ta không thể chỉ vui với sở trường, buồn vì sở đoản của bản thân mà điều quan trọng là phải để tâm trạng thoải mái, cố gắng phát huy hết con người mình”. Hãy là chính mình và phát huy hết những gì mình có - bạn đang sống cuộc đời hòa hợp với chính mình.
https://cafebiz.vn
Làm thế nào để xây dựng tinh thần sống hòa hợp
Đối diện với vấn đề
Cách duy nhất để giải quyết những hiểu lầm, bất đồng hay hận thù chính là đối diện và giải quyết nó từ khi bắt đầu. Có những vấn đề mà ta cho là nhỏ nhặt, không đáng để lưu tâm lại chính là nút thắt vô hình không thể xóa bỏ. Chỉ khi ta thẳng thắn nhìn nhận, hợp tác cùng nhau gỡ bỏ mới có thể hóa giải được bất đồng này.
Chia sẻ
Im lặng chưa bao giờ là cách thức giải quyết vấn đề hoàn hảo. Bạn có thể im lặng để bình tình và suy nghĩ sáng suốt hơn. Nói chuyện trong lúc mất bình tĩnh sẽ khiến bạn nói ra những câu nói sai lầm. Tuy nhiên, sự chia sẻ mới là phương thức để những người trong cuộc tranh chấp thấu hiểu nhu cầu, mong muốn và khúc mắc ở nhau.
Thấu hiểu, cảm thông và vị tha
Được gặp gỡ, quen biết và chung sống cùng nhau là một điều may mắn. Người với người gặp nhau là ở chữ duyên. Hiểu được điều này sẽ khiến ta dễ hài lòng và tha thứ cho nhau hơn.
Nhân vô thập toàn, con người ai cũng có hai mặt tốt - xấu. Ngay cả bản thân chúng ta cũng khó tránh khỏi những nhược điểm hay sai lầm. Biết nhìn nhận mặt mạnh và góp ý, hỗ trợ nhau để khắc phục nhược điểm sẽ khiến tâm hồn chúng ta nhẹ nhàng, tươi vui hơn. Suy cho cùng ai cũng chỉ có một đời để sống. Tại sao ta phải chọn khổ đau, dằn vặt thay vì vui vẻ và yêu thương?
https://www.studytienganh.vn
Lời kết
Sự hòa hợp trong đời sống không phải tự nhiên mà có được. Đây là thành quả của sự thấu hiểu, cảm thông trên tinh thần trách nhiệm và nỗ lực. Lối sống hòa hợp không nằm ở đâu xa, nó nằm trong tâm hồn bạn ngay bây giờ.
0 Nhận xét