Subscribe Us

Đến trễ là gì?

Đến trễ dường như không phải hiện tượng hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Do rất nhiều nguyên nhân, bạn có thể là người đến trễ hoặc người đang bực bội vì ai đó đến trễ trong một sự kiện nào đó. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể nhìn sự việc đến trễ ở nhiều góc nhìn khác nhau. Liệu đến trễ có thật sự gây ra toàn phiền toái? Người đến trễ có nên được cảm thông? Cùng khám phá ở bài viết dưới đây nhé. 


Đến trễ là gì?

https://nghenghiep.vieclam24h.vn

Đến trễ là gì

Đến” là hoạt động có mặt, tham gia vào một sự kiện, công việc nào đó. Trừ trường hợp phát sinh đột xuất hoặc không có yêu cầu nào khác, hoạt động “đến” thường được gắn với một mốc thời gian đã quy ước cụ thể. Ví dụ, giờ vào học là 7h15. Vậy bạn phải có mặt trước hoặc đúng mốc thời gian là 7h15. Việc tham dự sau mốc thời gian quy định được cho là đến trễ. 

Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh và văn hóa, việc xác định có “trễ” hay không sẽ linh động. Ví dụ, buổi gặp mặt quan trọng như phỏng vấn,... hành vi đến đúng giờ hoặc sát giờ hẹn có thể bị xem là đến trễ. Ứng viên được coi là đúng giờ nếu họ đến trước 10 phút để có sự chuẩn bị tốt hơn. Việc đánh giá trễ hoặc sớm có thể khách quan tuyệt đối hoặc chủ quan. 

Đến trễ

https://tienganhtflat.com

Bạn có phải là người đến trễ

Làm người luôn đúng giờ là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, thường xuyên đến trễ là câu chuyện khó nhận được sự cảm thông. Bạn có phải người thường xuyên nhận những lời phàn nàn do thói quen đến trễ của mình không. Cùng tham khảo những biểu hiện của người đến trễ dưới đây nhé. 

Chỉ chuẩn bị khi thời gian đến gần

Đặc điểm đầu tiên của người thường xuyên đến trễ là sự bắt đầu trễ. Bắt đầu trễ sẽ tạo nên hiệu ứng domino dẫn đến hàng loạt sự việc sau đều trễ. 

Ví dụ, trước khi bạn đi học, bạn cần vệ sinh cá nhân, ăn sáng và thay đồ. Ngủ dậy trễ khiến bạn vệ sinh cá nhân chậm, ăn sáng trong vội vàng và có thể quên đồ. Khi quên những món đồ quan trọng thì bạn không thể không quay lại lấy. Vậy việc đến trễ là việc có thể lường trước. 

Để đến ngày cuối mới làm

Nếu được giao một công việc với thời hạn trong vòng 1 tuần. Bạn sẽ chọn cách làm từng ngày một và gửi trước thời hạn hay đợi đến ngày cuối cùng mới làm? 

Nếu chọn cách đầu tiên, bạn sẽ hiếm khi trễ hẹn. Thông thường, khi dồn việc đến lúc không thể dồn được nữa mới bắt tay vào làm, bạn sẽ gặp hai vấn đề. Thứ nhất, có quá nhiều việc và bạn không biết bắt đầu từ đâu. Do không đủ thời gian nên bạn chỉ có thể lên kế hoạch sơ sài và cố gắng hoàn thành hơn là hoàn hảo. 

Thứ hai, làm việc trong trạng thái căng thẳng luôn có khả năng xảy ra nhiều lỗi sai. Thậm chí nếu gặp sự cố ngoài ý muốn, bạn cũng không đủ thời gian để khắc phục và bắt đầu lại. Bạn trễ deadline và thường kết quả không được như mong đợi. 

Luôn xuất hiện trong bộ dạng hớt hải

Chẳng mấy ai đi trễ lại xuất hiện trong bộ dạng nhàn nhã, thoải mái. Khi đi trễ, chúng ta đã trải qua một khoảng thời gian căng thẳng và hồi hộp để chạy đua trước đó. 

Thường xuyên nhận lời chỉ trích 

Đi trễ một vài lần đầu có thể bỏ qua. Hơn nữa, trong nhiều hoàn cảnh bắt buộc, hành động đi trễ được người khác chấp nhận và cảm thông. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều bày tỏ sự khó chịu và bực dọc khi phải chờ đợi một ai đó. Đặc biệt, trong tình huống đối tượng đến trễ là người cấp dưới, người đang ở vị thế yếu hơn thì sự tha thứ là điều xa xỉ. 

Khó thay đổi thói quen đi muộn 

Đi trễ có thể được xem là một thói quen. Nếu bạn là người đúng giờ, bạn sẽ luôn tự rèn cho mình phong cách làm việc chỉn chu và chuyên nghiệp. Tương tự như thế, đi trễ cũng là một tác phong rất khó từ bỏ. 

Điều này khá dễ hiểu. Trừ những tình huống bất khả kháng, chúng ta đều có thể kiểm soát lịch trình của mình bằng cách lên kế hoạch chi tiết, bắt đầu sớm và dành thời gian để chỉnh sửa nếu cần thiết. Nếu tuân theo đúng thứ tự làm việc này, trễ hẹn là điều gần như rất khó xảy ra. Vậy nếu bạn thường xuyên trễ hẹn, bạn nên xem lại thói quen làm việc hoặc khả năng kiểm soát bản thân của mình. 


Khó thay đổi thói quen đi muộn

https://vnexpress.net

Nguyên nhân của việc đến trễ

Nguyên nhân khách quan từ đời sống

Chúng ta thường khó chịu khi ai đó đến trễ. Tuy nhiên, không phải việc đến trễ nào cũng xuất phát từ nguyên nhân xấu. 

Hãy lắng nghe lý do ai đó đến trễ trước khi trách mắng họ nhé. Biết đâu bạn sẽ có góc nhìn khác. Ví dụ, một em học sinh thường xuyên đi học đúng giờ nay lại đến trễ chỉ bởi em dừng lại giúp một bà cụ qua đường. Một nhân viên mẫu mực có thể hoàn thành công việc trễ một ngày chỉ bởi con của cô ấy hoặc anh ấy ốm đột xuất. Bằng sự cảm thông và thấu hiểu, chưa bao giờ là trễ để trao đi yêu thương với người khác. 

Tin rằng mình có thể chịu áp lực

Tuy nhiên, cần nhìn nhận một sự thật rằng đến trễ là hành vi tiêu cực. Việc đến trễ thường xuất phát từ trạng thái bắt đầu muộn. Một trong những nguyên nhân của sự bắt đầu muộn là do niềm tin về khả năng chịu áp lực. 

Chúng ta rất dễ mắc lỗi khi căng thẳng. Nếu chỉ cần làm việc một cách từ tốn và thoải mái về thời gian, hiệu suất công việc sẽ cao hơn nhiều. Đó là lý do áp lực chưa chắc tạo nên kim cương nhưng áp lực rất dễ tạo nên người đến trễ. 

Không thích ràng buộc bởi kế hoạch

Làm việc theo kế hoạch không phải phong cách phù hợp với nhiều người. Có những người yêu thích sự tự do và sáng tạo. Việc nhất nhất đi theo một timeline cụ thể khiến họ cảm thấy ngột ngạt và muốn trốn tránh. 

Điều này sẽ không phải vấn đề lớn nếu bạn vẫn đảm bảo tốt hiệu suất công việc. Tuy nhiên, sẽ thật phiền toái nếu chính bạn sau một thời gian chạy theo sự tự do lại bị những đầu việc trễ hẹn rượt đuổi. Hãy cẩn thận trước cái bẫy mang tên thoải mái nhé. 

Đánh giá thấp lượng thời gian phải bỏ ra

Hãy nhìn ví dụ sau nhé. Một nhân viên được giao hoàn thành công việc trong 1 tuần. Cô ấy tin rằng mình chỉ mất 3 ngày để làm xong. Vậy trong 4 ngày đầu cô ấy sẽ nhàn nhã làm việc khác và quên bẵng việc được giao. Ngày thứ 5 cô ấy nghĩ rằng mình vẫn còn 2 ngày nữa để hoàn thành và không có gì phải vội. 

Đến ngày thứ 6 cô ấy bắt đầu mở máy tính và tá hỏa nhận ra khối lượng công việc nhiều hơn mình nghĩ. Cô ấy dành nguyên ngày đó để chia nhỏ công việc và thu thập thông tin. Ngày cuối cùng đến và cô ấy chỉ có thể lướt sơ sài để xong hết các đầu việc một cách miễn cưỡng. Bỗng máy tính bị hỏng và cô ấy tuyệt vọng vì deadline đến gần. Không biết cách phân chia công việc và cân đối thời gian khiến bạn có thể trễ hẹn. 


Đánh giá thấp lượng thời gian phải bỏ ra

https://bondtnd.edu.vn

Làm thế nào để luôn là người đến đúng giờ

Cố gắng hoàn thành sớm hơn dự kiến

Nếu lịch hẹn của bạn là 10h, hãy cố gắng có mặt trước 5-10 phút. Tùy theo tính chất quan trọng của buổi hẹn, đối tượng và mục đích gặp gỡ, bạn có thể tự cân đối thời gian đến sớm hơn. Tuy nhiên, đừng đến quá sát giờ để dự phòng các trường hợp như tắc đường, sự cố về trang phục,... Việc đến sớm hơn vừa cho thấy sự tôn trọng với người đối diện và thể hiện được phong cách chỉn chu, lịch sự của bạn. 

Chia nhỏ việc phải làm với lượng thời gian cụ thể 

Nếu ai đó giao cho bạn một công việc, bạn chỉ biết về công việc đó. Tuy nhiên, nếu bạn tự ngồi lại và lên kế hoạch chi tiết gồm các bước, thời gian hoàn thiện, mong muốn đạt được sau khi làm, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ công việc đó.


Chia nhỏ việc phải làm với lượng thời gian cụ thể

https://leantech.com.vn

Đến trễ ở một góc nhìn khác

Bài viết giúp bạn trở thành người luôn đúng giờ trong mọi tình huống. Tuy nhiên, đúng giờ không đồng nghĩa với việc nhất nhất phải chạy theo mọi deadline. 

Có những điều trong cuộc sống vốn không có deadline cụ thể. Bạn có thể thấy anh hàng xóm tự mở công ty năm 30 tuổi. Chị hàng xóm đã đi du lịch hết mọi tỉnh thành Việt Nam ở tuổi 25. Nhỏ bạn thân chỉ 2 năm sau khi ra trường đã lên chức trưởng phòng. Chị đồng nghiệp vừa lấy chồng tháng trước. Dường như mọi người đều có gì đó trong tay trong khi bạn vẫn loay hoay chưa tìm được hướng đi cho mình. Liệu bạn có phải người đi trễ hơn người khác? 

Không có mốc cụ thể nào để đánh giá sự thành công hay hạnh phúc của cuộc đời một ai đó. Miễn rằng bạn vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày. Miễn rằng bạn hiểu được mình là ai và mình muốn gì? Bạn luôn luôn đúng giờ trong hành trình của riêng mình. Hãy nhớ rằng ai cũng có thể đi trễ so với chặng đường của người khác. Sự so sánh trong tình huống này sẽ không phù hợp. 


Đến trễ ở một góc nhìn khác

https://talentbold.com

Lời kết 

Trễ hay sớm do bạn và năng lực quản lý bản thân của bạn quyết định. Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về lối sống đúng giờ và hiểu mình. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét