Subscribe Us

Du lịch Cố Đô Thừa Thiên Huế

  1. Sơ lược về Thừa Thiên Huế

  1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ven biển thuộc khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Diện tích toàn tỉnh là 5.048,2 km². Tỉnh lỵ là Thành phố Huế.

Về phía bắc, Thừa Thiên Huế giáp Quảng Trị. Phía Đông và Đông Nam lần lượt giáp biển Đồng và thành phố Đà Nẵng. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, dãy Trường Sơn và phía Tây giáp tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 


Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 105 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía Nam tính theo đường Quốc lộ 1A. Đây là tỉnh nằm ngay trên trục giao thông quan trọng xuyên suốt từ Bắc tới Nam. Đây là tỉnh nằm ở trung tâm đất nước, nằm giữ thủ đô Hà Nội và trung tâm miền Nam là thành phố Hồ Chí Minh. 

Phía Tây tập trung nhiều ngọn núi lớn, có thể kể đến một số núi như: Động Ngai, Động Truồi, Co A Nong,... Sông ở Thừa Thiên Huế thường ngắn và lớn về mặt hạ lưu với một số sông lớn như Ô Lâu, Rào Lau, … Nổi tiếng ở Huế là phá Tam Giang với câu nói nổi tiếng “Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam”. Đây là cầu hai rộng nhất Đông Nam Á. 

  1. Khí hậu 

Gần giống như tỉnh Quảng Trị, khí hậu của Thừa Thiên Huế mang đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cụ thể là nắng ấm và đầu năm, lụt vào tháng 5 và tháng 10, gió mạnh vào các tháng 6,7,8; mưa lũ vào tháng 9, tháng 10 và mưa kéo dài ở những tháng cuối năm. 

  1. Kinh tế 

Thừa Thiên Huế là một tỉnh tăng trưởng nhanh đồng thời là vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Năm 2018, tỉnh này xếp thứ 39 GRDP với tốc độ tăng trưởng đạt 7.08%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất theo thống kê năm 2008 (45.3%). Thừa Thiên Huế đang quan tâm hơn đến việc phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, du lịch. 

  1. Những địa danh nổi trội

  1. Đại nội Huế

Đại nội gồm có Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Trong đó, Hoàng thành là vòng thứ 2 của Kinh thành Huế với chức năng bảo vệ các cung điện, miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và Tử Cấm Thành - nơi ở của vua, hậu cung và hoàng gia. 

Đến với Đại nội Huế, du khách có thể được chiêm ngưỡng những công trình cung điện hoành tráng, miếu điện bề thế mang đậm tinh thần hoàng tộc. Với những ai quan tâm đến kiến trúc thì khu vực Hoàng Thành được thiết kế theo kiến trúc cực kỳ ấn tượng. Hoàng Thành và các cung điện được xây dựng theo trục đối xứng, trục chính được thiết kế các công trình dành cho vua. Hai bên đối xứng được bố trí theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ” và “tả chiêu hữu mục” (với các miếu thờ). 

Đại nội Huế

https://havicotour.com.vn

Dù có nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau nhưng điểm chung của của các công trình trong khuôn viên Hoàng Thành đều rất gần gũi với thiên nhiên khi được bố trí đan xen giữa hồ, vườn hoa, cầu đá,... Các công trình này sử dụng nền lát gạch Bát Tràng, ngói Thanh lưu ly hoặc Hoàng lưu ly. Trang trí nội thất thường theo phong cách “nhất thi nhất hoa” (đan xen thơ và tranh), chủ yếu bằng chữ Hán. 

  1. Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương và cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Nhắc đến chùa Thiên Mụ không thể không nhắc đến tháp Phước Duyên và tiếng chùa âm vang thanh tĩnh trong không gian êm đềm và nên thơ. 


Chùa Thiên Mụhttps://halotravel.vn

Theo truyền thuyết kể lại rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, ông gặp một ngọn đồi nhô lên giữa dòng nước xanh uốn khúc với thế rồng quay đầu lại. Dân gian tương truyền rằng có một bà lão thường mặc quần lục và báo rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh. Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho dựng chùa Thiên Mụ. 

  1. Sông Hương

Nhắc đến sông Hương, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường từng có hai câu thơ rất nổi tiếng:


Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu


Nhắc đến Huế mà không nhớ đến con sông uốn quanh thành phố xứ kinh kỳ này thì thật là thiếu sót. Nước sông xanh ngọc bích, chiều chiều lại soi bóng thành phố với bóng loang đổ như chiều dài của xứ Huế mộng Huế mơ. Du khách có thể lựa chọn tản bộ hoặc du thuyền và nghe ca Huế trên sông Hương. 


Sông Hương

https://saigonstartravel.com

  1. Biển Lăng Cô

Thừa Thiên Huế là tỉnh sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp nhưng lại hoang sơ và chưa bị du lịch hóa quá nhiều. Sau khi khám phá những di tích văn hóa, lịch sử cổ kính, bạn có thể lựa chọn biển Lăng Cô là nơi dừng chân tiếp theo. Lăng Cô thuộc top những bãi biển có phong cảnh đẹp nhất Việt Nam và hội tụ đủ mọi yếu tố: biển xanh - cát trắng - nắng vàng. 

Biển Lăng Cô

https://www.vntrip.vn

  1. Con người, phong tục tập quán và cuộc sống ở Thừa Thiên Huế

  1. Lịch sử của Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh có lịch sử lâu đời. Theo các dấu hiệu về khảo khảo cổ học thì sự xuất hiện của con người ở tỉnh này trên dưới 5000 năm. Ở thời cổ, tỉnh này có sự xuất hiện của cả văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn. 

Ở thời Văn Lang - Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt Thường. Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần 12 thế kỷ, đây là tỉnh thuộc phía Bắc Vương quốc Chăm-pa. 

Trải qua nhiều triều đại, lời sấm truyền “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng vào trấn giữ xứ Thuận Hóa năm 1558. Đây là sự mở đầu cho triều đại của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước đầu cho sự phát triển của thành phố Huế về sau. Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái dời đô đến làng Thụy Lôi và đổi thành Phú Xuân (phía Tây Nam kinh thành Huế hiện nay). Đây cũng là kinh đô dưới triều đại nhà Nguyễn (1802-1945). 

  1. Ẩm thực của Thừa Thiên Huế

  • Cơm hến

Cơm hến là đặc sản mà du khách nhất định phải thử khi ghé thăm mảnh đất cố đô này. Đây là món ăn bình dân, không được chế biến cầu kỳ nhưng cực kỳ hấp dẫn bởi nguyên liệu tuyển chọn tươi ngon, sự tỉ mỉ của người phụ nữ Huế khi chế biến 

Một số địa chỉ cơm hến ngon cho bạn tham khảo:

– Số 2 Trương Định

– Quán chị Nhỏ ở ngõ ngã tư Phạm Hồng Thái – Trương Định

– 98 Nguyễn Huệ

– Đường Hàn Mạc Tử

Ẩm thực của Thừa Thiên Huế - Cơm hến

https://www.dienmayxanh.com

  • Bún bò Huế

Bún bò là món ăn có ở mọi nơi, nhưng bún bò Huế thì lại mang hương vị rất riêng. Bún bò Huế không những nổi tiếng trong nước mà còn góp mặt trên nhiều trang web, tạp chí quốc tế. 

Một bát bún sẽ gồm có nước dùng (ninh từ xương thêm các gia vị như sả, ớt, hành, mắm ruốc,...), bún, chân giò, tiết lợn,...

Một số địa chỉ tham khảo dành cho du khách đến Huế muốn thử vị ngon của bún bò Huế:

  •  Bà Phụng ở Nguyễn Du

  • Bún Bà Mỹ ở 71 Nguyễn Công Trứ


Ẩm thực của Thừa Thiên Huế - Bún bò

https://www.thatlangon.com

  • Bánh canh

Bánh canh không chỉ nổi tiếng ở Huế mà còn là món ăn gắn với dải đất miền Trung. Mỗi tỉnh lại có công thức nấu riêng tùy theo khẩu vị hoặc nguyên liệu địa phương. Nổi tiếng nhất ở Huế là bánh canh cua và bánh canh cá lóc. Bánh canh Huế ngon là nhờ gạch cua và tôm béo ngậy hoặc cá lóc ngọt thơm, màu điều bắt mắt và sợi bánh dai, mềm nhưng không nát. 

Một số địa điểm bán bánh canh Huế nổi tiếng là:

  • Đường Phạm Hồng Thái

  • Bánh canh Thủy Dương ở Hương Thủy


Ẩm thực của Thừa Thiên Huế - Bánh Canh

https://haiquanonline.com.vn

  • Chè Hẻm

Huế là thiên đường của các món chè đủ loại từ bình dân đến hoàng tộc, đơn giản đến cầu kỳ. Chè bánh ở Huế vừa là món ăn chơi, vừa là một nét văn hóa đại diện cho sự sáng tạo, tỉ mỉ và chịu thương chịu khó của người phụ nữ Huế. Sở dĩ gọi là chè Hẻm bởi quán chè này nép mình trong con hẻm nhỏ số 27 đường Hùng Vương nhưng lại bán cực kỳ nhiều món chè như đậu xanh, xanh dứa, bông cau, bột lọc thịt quay, kê và đậu ván. 

Ẩm thực của Thừa Thiên Huế - Chè Hẻm

http://khamphahue.com.vn

  1. Những mặt trái ở hiện tại

Với sự phát triển du lịch hiện tại, không thể phủ nhận được rằng Huế đang có nền kinh tế khá phát triển. Tuy nhiên, hệ quả của việc này là tạo áp lực lên công tác bảo tồn di tích văn hóa và lịch sử. Mức phân bố thu nhập giữa thành phố và các huyện khá cao, đặc biệt là các khu vực nghèo và thường xuyên xảy ra thiên tai như A Lưới,... 

  1. Thừa Thiên Huế - quá khứ, hiện tại, tương lai

  1. Thừa Thiên Huế ở quá khứ


Thừa Thiên Huế ở quá khứ

https://sdl.thuathienhue.gov.vn

  1. Thừa Thiên Huế ở hiện tại

Thừa Thiên Huế ở hiện tại

http://baochinhphu.vn

  1. Thừa Thiên Huế ở tương lai

Thừa Thiên Huế ở tương lai

https://nld.com.vn

  1. Lời kết 

Ta về thăm lại Huế xưa,

Đò xuôi một chuyến say sưa nghe hò

Sông Hương ai muốn bắc đò?

Cho dù xuôi ngược câu hò vẫn vang

Nếu bạn yêu nét đẹp Việt Nam, nếu bạn muốn tìm đất vừa cổ xưa vừa thấm đẫm nét riêng của lịch sử và văn hóa, Huế là nơi nhất định phải ghé thăm. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét