Subscribe Us

Tình huống, vấn để trong gia đình chúng ta

Cuộc sống của chúng ta sẽ có rất nhiều tình huống và vấn đề gặp phải, ai cũng muốn giải quyết chúng sao cho hợp lý để cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn, mọi người thân thiện và gần gũi hơn. Có nhiều môi trường khác nhau trong đó gia đình chúng ta cũng được xem là một nơi sinh ra nhiều tình huống và vấn đề, vậy chúng ta sẽ giải quyết như thế nào khi gặp nó?


ảnh: docxem.com

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,[1] quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.


Đình đối với chúng ta mà nói đó là một nơi chúng ta quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ chăm sóc cho con tới khi trưởng thành và có một gia đình mới, con cái chăm sóc bố mẹ khi về già. Người vợ chăm sóc cho người chồng, anh hay chị chăm sóc cho em và ngược lại.

Trong quãng thời gian chúng ta sống bên nhau, cùng nhau vui chơi, cùng nhau ăn uống, giải trí ...v.v. Những tình huống từ nhỏ đến lớn luôn bủa vây chúng ta, gây cho chúng ta bao nhiêu phiền phức tình huống có thể do những yếu tố bên ngoài tác động đến chúng ta như bạn bè bố mẹ, bạn bè con cái, họ hàng gần xa, hàng xóm láng giềng, thầy cô giáo, bạn đồng nghiệp, hay người xa là chúng ta gặp trên đường ...v.v. Vấn đề của những tình huống mà chúng ta gặp phải có thể liên quan từ một đến tất cả các thành viên trong gia đình. Có thể tình huống vấn đề giữa anh em, chị em, bố mẹ, vợ chồng, ...v.v. Giải quyết được vấn đề của tình huống này nhưng lại sinh ra vấn đề khác cho một tình huống khác, chúng cứ nối dài và tồn tại cho tới khi nào không còn định nghĩa gia đình nữa thì thôi.

Những tình huống và vấn đề hay gặp:

Tình huống và vấn đề bắt đầu với việc một gia đình mới được hình thành. Sau khi kết hôn người vợ và người chồng sẽ chính thức bắt đầu vun đắp tứng bước từng chút một cho quãng thời gian tương lai dài sắp tới. Tình huống và trong giai đoạn này sẽ kèm với câu hỏi:

- Ai sẽ là người giữ tiền?
- Công việc hiện tại có tốt và đáp ứng cho tương lai hay không?
- Bố mẹ vợ, hay bố mẹ chồng sẽ như thế nào khi mình chính thức làm con dâu hay con rể?
- Có nên ra ngoài ở riêng không?
- Công việc nhà thì ai sẽ làm, anh ấy có giúp mình trong việc nhà không?
- Mua sắm đồ mới sẽ như thế nào?
- Khi nào thì muốn có con, bao nhiêu đứa, trai hay là gái?
- Mình xa nhà thế này, thì mình có nhớ tới bố mẹ không?
- ... v.v.

Trong gia đoạn tiếp theo là giai đoạn có đứa con đầu tiên và tình huống thường gặp cùng với câu hỏi:
- Con sinh ra thì nó giống ai?
- Con sinh ra thì ai sẽ giành thời gian chăm sóc nhiều hơn.
- Con cứ quậy như vậy thì phải làm thế nào?
- Bận thế này thì có nên gửi về cho bô mẹ chăm sóc giùm không?
- Ai sẽ đưa đón con khi mình bận?
- Chi phí cho cuộc sống thay đổi thì cần phải làm thế nào?
- Bận bịu với công việc qua thì làm sao đây?
- ... v.v.


Tới giai đoạn đoạn con của mình bắt đầu đi học:
- Con của mình học kém quá!
- Con của mình học quá nhiều!
- Giành thời gian quá ít cho con!
- Con có biểu hiện cãi lại bố mẹ!
- Con của mình không nghe lời mình!
- Con của mình chơi với các bạn cá biệt!
- Vợ chồng đôi lúc có những xích mích hoặc nổi nóng!
- Những đứa con của mình hay cãi nhau!
- ... v.v

Giai đoạn con đi học đại học:
- Con của mình sống quá tiết kiệm.
- Con của mình ăn chơi, không học hành khi xa nhà.
- Con của mình tự kiếm việc làm thêm khi học đại học.
- Con ít liên lạc với mình.
- ... v.v.

Và tiếp tục là tới giai đoạn chuyến tiếp hình thành một gia đình mới!

Tình huống và vấn đề là của chung hay riêng:

Tình huống xảy ra và những vấn đề không chỉ một người hoặc nhiều người có thể giải quyết được, đôi lúc là những vấn đề khó nói, sợ nói ra người khác sẽ coi thường mình hay ảnh hưởng tới những người khác. Chúng ta có thể chia sẻ cho người mà chúng ta tin tưởng có thể giúp chúng ta. Việc tự giải quyết có thể dẫn đến nhiều việc mà chúng ta không lường trước được. Chúng ta không nên giành giật vấn đề cho riêng mình hay đùn đẩy vấn đề cho những thành viên khác trong gia đình, điều này sẽ khiến vấn đề trở nên xấu càng thêm xấu những vấn đề sẽ ngày càng nhiều hơn. Hãy cùng nhau giúp đỡ chia sẻ vấn đề cho nhau nếu cần, cùng nhau giải quyết vì: Chúng ta là một gia đình.

Điểm mấu chốt cho việc xử lý tình huống, vấn đề:

- Vấn đề mà xảy ra chính là những thử thách mà chúng ta sẽ trải qua.
- Không nên quan trong hóa vấn đề, hay hiểu nó đơn giản hơn.
- Việc chia sẻ vấn đề đôi khi là khó nhưng nên chia sẻ nếu cần.
- Vấn đề đã xảy ra rồi thì không nên nhắc lại nếu là xấu!
- Nếu vấn đề nào quá khó chúng ta có thể bỏ qua được thì chúng ta nên bỏ qua, tha thứ cho thành viên trong gia đình của mình để giữ mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

Trên đây là bài viết sơ lược vẫn còn nhiều thiếu sót, có góp ý gì mong các bạn nói và bình luận phía dưới nhé! Cảm ơn các bạn đã ghe thăm blog của mình nhoa. ^^!